Bầu Hiển rời ghế nóng chứng khoán SHS và doanh nghiệp có vốn 22.000 tỷ đồng

Sự kiện: Kinh tế toàn cảnh

Thay thế bầu Hiển trong Hội đồng quản trị của chứng khóan SHS là cậu con cả Đỗ Quang Vinh, người cũng đang trong Hội đồng quản trị ngân hàng SHB và là Phó tổng giám đốc của ngân hàng.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 của Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cho biết  sau khi được bầu tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) nhiệm kỳ mới, ông đã có đơn xin từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT, Tổng giám đốc tại một số đơn vị như SHS, T&T Group, BSH để đảm bảo quy định tại điều 34 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng.

Theo quy định của luật này, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc của một tổ chức tín dụng không được đồng thời là Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác.

Ông Đỗ Quang Hiển rời vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị của SHS và loạt doanh nghiệp liên quan

Ông Đỗ Quang Hiển rời vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị của SHS và loạt doanh nghiệp liên quan

Trong số những doanh nghiệp bầu Hiển rời ghế nóng để tiếp tục giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị tại SHB, thì T&T Group là doanh nghiệp nổi bật nhất. Theo đăng ký thay đổi kinh doanh của doanh nghiệp mới được công bố, T&T Group hiện có vốn điều lệ lên tới 22.000 tỷ đồng. Trong khi đó, tại SHS, trong năm 2021, ông Đỗ Quang Hiển cũng đã nhận được hơn 4 tỷ đồng tiền thù lao.

Tại Đại hội, người con cả của ông Hiển là Đỗ Quang Vinh đã được bầu vào Hội đồng quản trị của SHS. Cụ thể, Hội đồng quản trị của SHS nhiệm kỳ 2022-2027 sẽ không còn tên ông Đỗ Quang Hiển và gồm 5 thành viên là ông Đỗ Quang Vinh; ông Vũ Đức Tiến, ông Lê Đăng Khoa; bà Nguyễn Diệu Trinh và ông Lưu Danh Đức. Trong 5 thành viên này thì ông Đỗ Quang Vinh và ông Lưu Danh Đức là 2 gương mặt mới trong Hội đồng quản trị của SHS. Theo giới thiệu, ông Đức sinh năm 1973 và đang là Giám đốc ban CNTT - Công ty CP Tập đoàn T&T.

Sau Đại hội, HĐQT sẽ họp bầu Chủ tịch HĐQT, phân công nhiệm vụ cho các thành viên và sẽ công bố thông tin theo quy định. Trong khi đó, 3 thành viên ban kiểm soát nhiệm kỳ mới gồm bà Phạm Thị Bích Hồng; ông Vũ Đức Trung và bà Lương Thị Lựu.

Trong năm 2022, chứng khoán SHS đặt mục tiêu kinh doanh với tổng doanh thu 3.428,2 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế 2.025,6 tỷ đồng, tăng lần lượt 18,2% và 15,6% so với mức thực hiện rất cao của năm 2021. Kế hoạch này được xây dựng dựa trên cơ sở đánh giá thị trường chứng khoán năm 2022 với những diễn biến khó lường, có cơ hội song cũng có nhiều thách thức.

Trước đó, trong năm 2021, SHS ghi nhận tổng doanh thu đạt được 2.899,8 tỷ đồng, tăng 60,3% so với năm 2020 và tương ứng 153,7% kế hoạch năm. Lợi nhuận trước thuế của SHS đạt 1.752,9 tỷ đồng, tăng 86,7% so với năm 2020 và đạt 233,3% kế hoạch đã được Đại hội đồng cổ đông 2021 thông qua. Tỷ lệ an toàn tài chính của SHS là 386,62% so với 347,93% của năm 2020.

Để phục vụ hoạt động kinh doanh năm 2022, Hội đồng quản trị của SHS cũng đã thông qua phương án vay vốn hạn mức tại SHB chi nhánh Đông Đô với hạn mức vay là 1.800 tỷ đồng trong 12 tháng. Lãi suất vay theo quy định của SHB tại thời điểm vay để bổ sung vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh trái phiếu chính phủ.

Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức lãi tăng đột biến trăm tỷ đồng, nợ phải trả vẫn ở mức cao

Trong 3 tháng đầu năm 2022, CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG) của bầu Đức ghi nhận lợi nhuận tăng đột biến, nhưng nợ phải trả của doanh nghiệp cũng tăng đáng kể và vẫn ở mức cao.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Nam ([Tên nguồn])
Kinh tế toàn cảnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN