Bất chấp dịch, Dệt may TNG báo lãi kỷ lục trong năm 2021

Năm 2021, Dệt may TNG ghi nhận doanh thu đạt 5.444 tỷ đồng, lãi sau thuế ở 233 tỷ đồng. Đây là kết quả kinh doanh cao nhất từ khi hoạt động đến nay của Công ty.

Công ty Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) công bố báo cáo tài chính quý IV/2021 với kết quả kinh doanh khá khả quan.

Theo đó, doanh thu trong quý của doanh nghiệp ghi nhận 1.363 tỷ đồng, tăng 43%. Giá vốn tăng ít hơn giúp lãi gộp đạt hơn 213 tỷ đồng, tăng 53% so với quý IV/2020. Trong kỳ, hoạt động tài chính mang lại hơn 19 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế 63,5 tỷ đồng, gấp 2,7 lần cùng kỳ năm trước.

Lũy kế cả năm 2021, doanh thu Dệt may TNG đạt gần 5.444 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 233 tỷ đồng; lần lượt tăng 22% và 52% so với thực hiện năm 2020. Doanh nghiệp thực hiện 113% kế hoạch doanh thu và 133% kế hoạch lợi nhuận năm. Đây cũng là kết quả kinh doanh cao nhất từ khi hoạt động đến nay của Dệt may TNG.

Giải trình về lợi nhuận tăng bất chấp dịch, ban lãnh đạo doanh nghiệp cho biết, nhờ định hướng tập trung vào khai thác, tăng tỉ trọng các khách hàng FOB (chủ động từ nguyên liệu đến thành phẩm).

Cùng với việc khách hàng dịch chuyển đơn hàng từ các nước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh sang Việt Nam, doanh nghiệp xác định rõ dòng hàng mục tiêu là các sản phẩm kỹ thuật, cao cấp. Đồng thời, đơn vị áp dụng các giải pháp nâng cao năng suất lao động bằng việc sử dụng máy móc tự động, ứng dụng công nghệ 4.0 kiểm soát tình hình sản xuất của các nhà máy…

Bất chấp dịch, Dệt may TNG báo lãi kỷ lục trong năm 2021 - 1

Tại thời điểm cuối kỳ, doanh nghiệp còn 13 tỷ đồng tiền và tương đương tiền, giảm 90% so với đầu năm. Khoản phải thu tăng 61% lên 726 tỷ đồng, hàng tồn kho tăng 13% đạt 1.159 tỷ đồng.

Trong năm doanh nghiệp tăng vay nợ ngắn hạn thêm 339 tỷ đồng lên 1.621 tỷ đồng, ngược lại vay dài hạn giảm 114 tỷ đồng lên 457 tỷ đồng. Tại ngày 31/12/2021, tổng tài sản của Dệt may TNG đạt 4.367 tỷ đồng, gấp 1,2 lần so với hồi đầu năm.

Theo báo cáo đánh giá của Công ty Chứng khoán Agribank (AGR), doanh thu những tháng cuối năm của Dệt may TNG tăng trưởng là nhờ nhu cầu tiêu thụ từ các thị trường xuất khẩu phục hồi, đặc biệt là Mỹ và châu Âu. Đồng thời, doanh nghiệp đã đưa vào hoạt động các chuyền may mới ở nhà máy Võ Nhai 2 và Phú Bình mở rộng để gia tăng công suất cũng như đa dạng hóa sản phẩm.

Sang năm 2022, triển vọng tăng trưởng của Dệt may TNG được đánh giá vẫn tương đối khả quan khi mảng bất động sản cho thấy tín hiệu tốt, dự báo dự án cụm công nghiệp Sơn Cẩm với diện tích 70ha của doanh nghiệp có thể đạt được tỉ lệ lấp đầy 100% và mang về doanh thu đột biến với 1.500 tỷ đồng trong năm 2022.

Đây là dự án khu công nghiệp nằm ở vị trí có hạ tầng giao thông thuận lợi, nằm gần cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, sân bay Nội Bài và nhiều khu công nghiệp khác. TNG cũng tham gia đấu thầu nhiều dự án bất động sản thương mại tiềm năng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ đầu năm 2022.

Loạt siêu doanh nghiệp đăng ký vốn trăm, nghìn tỷ giờ ra sao?

Sau 1 thời gian gây xôn xao dư luận khi đăng ký vốn khủng hàng trăm, nghìn tỷ đồng, những "siêu doanh nghiệp" này hiện...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thu Huyền ([Tên nguồn])
Tin tức doanh nghiệp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN