Từ vụ tiểu thư Hong Kong bị nhà chồng cũ sát hại: Tại sao kết hôn cần môn đăng hộ đối?
Từ xa xưa, ở nhiều nước châu Á vẫn duy trì quan niệm trong hôn nhân, gia đình hai bên cần môn đăng hộ đối. Vì sao nó lại quan trọng đến như vậy?
Vụ án người mẫu Thái Thiên Phượng bị gia đình chồng cũ sát hại, có liên quan đến tranh chấp tài sản đang gây xôn xao khắp cộng đồng mạng trong những ngày qua. Mọi người bày tỏ sự xót thương cho người phụ nữ hồng nhan bạc mệnh. Và qua vụ việc này, không ít người rút ra những bài học kinh nghiệm cho chính bản thân mình.
Đôi đũa lệch liệu có vững bền?
Thái Thiên Phượng có xuất thân không hề tầm thường. Theo nhiều trang tin, nữ người mẫu là con cả trong gia đình có 3 con gái, sinh ra và lớn lên ở Hong Kong. Gia đình cô làm kinh doanh rất phát đạt nên họ sống trong giàu sang phú quý.
Bản thân Thái Thiên Phượng cũng là người tài giỏi. Cô có sự nghiệp riêng thành công, là khách mời quen thuộc ở những sự kiện thời trang lớn dành cho giới thượng lưu. Có thể nói rằng, từ gia thế cho đến tài năng, Thái Thiên Phượng đích thị là thiên kim tiểu thư danh giá.
Thái Thiên Phượng và chồng cũ có quá nhiều khác biệt.
Tuy nhiên, người chồng đầu tiên mà cô kết hôn năm 18 tuổi lại không xuất sắc đến như vậy. Được biết, nữ người mẫu lấy chồng từ rất sớm khi chưa "hiểu rõ sự đời". Quách Cảng Trí, chồng cũ của nữ người mẫu chỉ có vẻ ngoài đẹp đẽ, hắn đã thất nghiệp trong vài năm qua và phải sống nhờ vào tiền chu cấp của vợ cũ.
Người đàn ông này cũng từng bị tố lừa đảo nhiều người. Bố chồng cũ của cô là một cảnh sát nhưng đã bị sa thải vì liên quan đến một vụ án xâm hại. Trong khi mẹ chồng và anh trai chồng cũ bị ngân hàng đòi nợ, dẫn đến phá sản. Rõ ràng từ gia thế, địa vị, phẩm chất gia đình... thì nhà chồng cũ của Thái Thiên Phượng khác biệt hoàn toàn so với nữ người mẫu.
Tại sao môn đăng hộ đối lại quan trọng?
Từ vụ việc của Thái Thiên Phượng người ta mới thấy tầm quan trọng của việc môn đăng hộ đối, mây tầng nào thì nên gặp tầng đó. Trong cuộc hôn nhân thứ hai với người chồng giàu có, với công việc kinh doanh phát đạt, Thái Thiên Phượng sống trong hạnh phúc khi được chồng mới tôn trọng, yêu thương và thấu hiểu nhau.
Từ xưa cho đến nay, nhiều nước ở châu Á, trong đó có Việt Nam, quan niệm rằng một cuộc hôn nhân tốt đẹp cần xuất phát từ việc môn đăng hộ đối, thể hiện sự tương xứng giữa hai bên gia đình cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Sự tương đồng ở đây không chỉ về tài sản mà còn ở gia cảnh, trình độ học vấn và cả thế giới quan.
Tạ Phúc Chiêm, giáo sư Viện khoa học xã hội Trung Quốc cho biết: "Người ta yêu nhau bởi năm giác quan, nhưng sống với nhau nhờ ba điều tương đồng: Tri thức, kinh tế và tình yêu thương của gia đình".
Nếu không môn đăng hộ đối, người đàn ông và nửa kia sẽ thường xuyên mâu thuẫn.
Nhiều người phản bác lại rằng, vẫn có câu chuyện Lọ Lem lấy được Hoàng tử đó thôi nhưng ông Tạ Phúc Chiêm cho hay: "Trong chuyện cổ tích, chưa bao giờ người ta nhắc tới việc sau khi kết hôn với hoàng tử, Lọ Lem sống có thực sự hạnh phúc hay không? Cả hai có mâu thuẫn bất đồng gì hay không? Và cũng hiếm có trường hợp nào một thiên kim nhà giàu lại sống viên mãn với chàng trai nghèo khổ, không có chí tiến thủ".
Mối quan hệ tốt nhất chính là sự tương xứng và cuộc hôn nhân tốt nhất chính là phù hợp! Nếu không có những điểm tương đồng, phù hợp với nhau thì khi chung sống sẽ có những chênh lệch và khoảng cách nhất định.
Thái Khang Vĩnh – MC truyền hình nổi tiếng của Trung Quốc từng nói: "Môn đăng hộ đối theo quan điểm cá nhân tôi phải là sự cân bằng về trình độ văn hóa cũng như hoàn cảnh sống của hai con người. Hoàn cảnh sống không giống nhau sẽ có thế giới quan khác nhau.
Nếu hai người có khoảng cách lớn ở những điều trên, dù họ yêu nhau sâu sắc đến đâu, cuối cùng sẽ gặp rất nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống thực tại. Trong hôn nhân không chỉ có hoa lá cỏ cây, trăng sao trên trời mà còn là dầu, mắm muối của thực tế. Nếu bạn muốn nhìn thấy nhau trong những vấn đề tầm thường này, bạn phải chọn những người có giá trị tương tự như mình".
MC Thái Khang Vĩnh.
Môn đăng hộ đối rất cần thiết
Những cuộc hôn nhân bền vững, đi với nhau đến cuối cuộc đời này không chỉ dựa vào tình yêu của hai người, mà còn dựa nhiều vào gia đình của hai bên. Người xưa có câu lấy vợ nhìn mẹ, lấy chồng xem cha để nói về hoàn cảnh sống của một gia đình. Con cái chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ. Như trong gia đình chồng cũ của Thái Thiên Phượng, họ đều là những người có nhân cách méo mó, tất cả chỉ xoay quanh vấn đề tiền bạc.
Trong khi Thái Thiên Phượng sinh ra và lớn lên trong môi trường phú quý, được giáo dục bài bản và cẩn thận, cô không thể nào hiểu được sự toan tính và lòng tham không đáy của những con người ác quỷ. Họ sẵn sàng bày mưu tính kế để đạt được mục đích của mình. Chính vì vậy, môn đăng hộ đối là điều kiện rất cần thiết trước khi bắt đầu một mối quan hệ lâu dài.
Hai bên gia đình có sự tương xứng thì cặp đôi mới gắn bó lâu dài.
Đó không chỉ là đo lường về năng lực kinh tế, cũng như trí thức, mà là tìm hiểu liệu gia đình đối phương có cho họ khả năng "biết yêu thương" để cùng bạn đi đến cuối con đường hay không. Một người đàn ông sinh ra trong gia đình không hạnh phúc, thiếu sự dạy dỗ và bảo ban của cha mẹ, chắc chắn họ sẽ có những khiếm khuyết khó bù lấp được. Vì vậy, khi quyết định cưới một ai, trước hết phải xem gia cảnh của họ như thế nào.
Có thể cuộc hôn nhân của bạn không "môn đăng hộ đối" nhưng quan trọng là cả hai đều phải phấn đấu để hòa hợp, cân bằng và tương xứng với nhau. Chỉ cần một người đứng lại, không chịu thay đổi là sẽ bị tụt hậu rất nhanh. Nếu hai vợ chồng, một người ra sức học tập, làm việc, nâng cao trình độ, còn người kia dậm chân tại chỗ, khoảng cách sẽ được tạo nên bởi sự khác biệt không chỉ về trình độ, tri thức mà còn cả về tiền bạc, vị trí xã hội. Do đó, ngay cả khi tiến tới hôn nhân, mỗi người vẫn cần lấp đầy những khuyết điểm của bản thân, vun vén cho những khoảng trống trong mối quan hệ vợ chồng.
Nhiều đàn ông Trung Quốc chấp nhận cuộc sống ở rể nhưng đồng nghĩa với việc họ phải đối mặt với nhiều nỗi khổ mấy ai thấu.
Nguồn: [Link nguồn]