Nam giới không nhường ghế cho phụ nữ thì không đáng mặt đàn ông?

Xã hội hiện đại đã đặt ra cho đàn ông và phụ nữ những quy chuẩn riêng mà họ cần tuân theo để giữ cho các giá trị đạo đức không bị xuống cấp và chệch hướng so với xu thế phát triển chung.

Xã hội hiện đại đã đặt ra cho đàn ông và phụ nữ những quy chuẩn riêng mà họ cần tuân theo để giữ cho các giá trị đạo đức không bị xuống cấp và chệch hướng so với xu thế phát triển chung.

Thường thì khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng, việc nhường ghế cho người già, trẻ em, phụ nữ có thai hay có con nhỏ từ lâu như một tiêu chuẩn chung và trở thành "luật bất thành văn" trong cuộc sống.

Tuy nhiên, thực tế không phải ai cũng làm được điều đó.

Mới đây ở Việt Nam, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh một phụ nữ có con nhỏ di chuyển trên phương tiện công cộng, thế nhưng những người đàn ông xung quanh lại không nhường chỗ ngồi khiến dư luận không khỏi bức xúc.

Chủ bài đăng còn cho hay người này còn đang mang thai. Tuy nhiên, cô lại phải ngồi bệt xuống sàn xe bởi tất cả các ghế xung quanh đều đã được các "qúy ông" chễm chệ lấp đầy.

Ánh mắt cầu cứu trong bất lực của bà mẹ trẻ khiến người xem không khỏi xót xa. Dù không ai ép buộc "phái mạnh" phải nhường chỗ cho phụ nữ nhưng thực tế, văn hoá ứng xử nơi công cộng "lady first" (ưu tiên phụ nữ) đã được phổ biến khắp mọi nơi trên thế giới từ trước đó.

Văn hoá ứng xử nơi công cộng "lady first" (ưu tiên phụ nữ) đã được phổ biến khắp mọi nơi trên thế giới từ trước đó.

Văn hoá ứng xử nơi công cộng "lady first" (ưu tiên phụ nữ) đã được phổ biến khắp mọi nơi trên thế giới từ trước đó.

Đoạn clip sau đó nhanh chóng nhận được sự chú ý từ cư dân mạng. Đa phần đều bày tỏ sự bất bình và ngán ngẩm thay cho bà mẹ có con nhỏ khi bị rơi vào tình huống khó đỡ này. Không ít người còn để lại dòng cảm xúc phẫn nộ ở phần bình luận: "Làm ơn hãy cư xử như những nam tử hán xem nào, thật mất mặt!"; "Là một người đàn ông, tôi thấy mất mặt thay cho các anh."; "Đàn ông mà thiếu hiểu biết và kém văn hóa vậy nhỉ?"; “Mấy anh này chắc về giành váy với vợ.”

Nhường ghế cho phụ có thai trên xe bus là một nét văn hóa đẹp được khuyến khích 

Nhường ghế cho phụ có thai trên xe bus là một nét văn hóa đẹp được khuyến khích 

Đây cũng không phải là lần đầu tiên, văn hóa nhường chỗ khi tham gia giao thông lại được xôn xao bàn tán. Trong một bài trường hợp trước đây, nhiều dân tình đã từng bắt gặp vô số những cảnh tượng nhức nhối khác như không chịu nhường ghế cho người già, phụ nữ mang thai ngay cả trên xe bus hay các nơi công cộng như bệnh viện, nhà ga.

Nhường ghế là chuyện không của riêng ai

Có trường hợp một chàng trai sống ở Mỹ trước đây đã chia sẻ câu chuyện của mình lên Reddit để hỏi ý kiến từ cộng đồng mạng, nói rằng anh đi làm bằng xe buýt, và phải giữ khoảng cách trên phương tiện công cộng, đồng nghĩa với việc chỗ ngồi bị hạn chế. Ở chỗ làm, anh đã đứng phải đứng cả ngày và làm việc suốt 10 tiếng đồng hồ. Sau một ngày dài, chân của anh vô cùng đau nhức.

Vì vậy, khi một phụ nữ mang thai có vẻ sắp sinh bước lên, nhìn quanh tìm chỗ ngồi nhưng không còn ghế nào trống. nên bắt đầu nhìn anh với ánh mắt cầu khẩn. thì lúc đó anh lại đeo tai nghe và cố giả vờ không nhìn thấy cô.

Anh không nói gì thô lỗ cả, chỉ bảo với cổ là không thể, vì anh đã làm việc cả ngày dài và chân đang đau nhức nên không muốn nhường ghế của mình. Cô bật khóc rồi nói về việc mình là mẹ đơn thân thế nào đang mang thai ra sao, nhưng mặc cho cô nói, anh chỉ xin lỗi và đáp lại rằng anh không thể. Anh tự hỏi rằng không hiểu tại sao chúng ta lại quan niệm việc mang thai đồng nghĩa với quyền được mọi người nhường ghế? Khi đó, có một ông chú mắng anh là “đồ vô dụng” và định nhường ghế cho người phụ nữ thì tài xế đột nhiên thắng gấp khiến cả hai người đều ngã ra và họ chửi anh với những ngôn từ khó chịu.

Tình huống trên lan nhanh trên khắp các diễn đàn, nhóm mạng xã hội, thu hút hàng chục nghìn lượt bày tỏ cảm xúc và bình luận.

Phụ nữ có thai luôn là đối tượng được ưu tiên nhường ghế trên xe bus 

Phụ nữ có thai luôn là đối tượng được ưu tiên nhường ghế trên xe bus 

Nhiều người cho rằng việc nhường ghế cho phụ nữ có thai là lẽ đương nhiên:

“Chân anh đau nhức anh có thể ngồi dưới sàn xe được. Nhưng bà bầu sắp sinh thì không thể nào ngồi được. Nhường chỗ cho bà bầu không phải là nghĩa vụ của mỗi người nhưng đó là cử chỉ cao đẹp của một người”; “Đứng 10 tiếng rồi bây giờ chịu thêm căng lắm 30 phút để nhường mà cũng phải lên mạng thanh minh! Anh phải xem lại xem có đáng mặt đàn ông không?”;

Bên cạnh đó, cũng có ý kiến bênh vực và đồng tình với chàng trai vì ai cũng có nỗi khổ riêng: “Nếu không phải ghế ưu tiên.Thì không phải nhường. Tôi sống ở Hàn Quốc, thấy họ cũng không muốn nhận sự giúp đỡ từ người khác. Còn nếu là ghế ưu tiên thì bạn nam kia sai. Thế thôi!”; "Tôi cũng là một bà bầu, nhưng trong trường hợp này tôi có thể thông cảm cho chàng trai kia. Đôi khi đứng một lúc cũng giúp cho việc sinh để trở nên dễ dàng hơn"; "Đang còn rất nhiều người xung quanh kia mà, tại sao cứ bắt buộc là chàng trai này?"; "Nếu đã mang bầu thì nên hạn chế đi các phương tiện công cộng để tránh va chạm thì hơn".

Thời bình đẳng giới, đàn ông hay phụ nữ đều nên nhường ghế?

Vài năm trước, một người đàn ông 45 tuổi ở Ấn Độ tên là Nirpal Dhaliwal cũng đã làm rõ quan điểm của mình trên chương trình Chào buổi sáng, nước Anh của kênh ITV rằng: “Chẳng có lý do gì mà đàn ông phải nhường chỗ cho phụ nữ cả. Đơn giản, vì họ có làm thế đâu?" “Đầu tiên, giá vé của nam và nữ là như nhau. Thế tại sao sau một ngày dài làm việc mệt mỏi, tôi may mắn có được một chiếc ghế ngồi, mà tôi lại phải nhường chúng cho một phụ nữ hoàn toàn khỏe mạnh? Điều đó là vô lý!” và anh nói thêm rằng “Nhưng tôi sẽ nhường ghế nếu cô ấy mang thai, hoặc có vấn đề về sức khỏe và thể chất.”

Câu chuyện trên gây tranh luận vì có lẽ rất nhiều người đã gặp phải tình huống tương tự trong cuộc sống hằng ngày, ai cũng có cái đúng và cái sai. “Đời sẽ dịu dàng biết mấy khi con người biết đặt mình vào vị trí của nhau” – đây là một câu châm ngôn giúp ích cho cuộc sống của mỗi chúng ta, đặc biệt là trong tình huống này. 

Những phụ nữ thường xuyên di chuyển bằng xe buýt cũng khẳng định việc nhường hay không nhường là "tùy tâm", vì chính nữ giới cũng không đòi hỏi khi cả hai đều là thanh niên, có sức khỏe.

Những phụ nữ thường xuyên di chuyển bằng xe buýt cũng khẳng định việc nhường hay không nhường là "tùy tâm", vì chính nữ giới cũng không đòi hỏi khi cả hai đều là thanh niên, có sức khỏe.

Vậy trường hợp nào đàn ông nên nhường ghế, trường hợp nào không?  

Trong số hàng trăm ý kiến phản hồi với câu hỏi trên, nhiều người cho rằng nam không nhất thiết phải nhường ghế cho nữ. Ngay cả những nữ sinh thường xuyên di chuyển bằng xe buýt cũng khẳng định việc nhường hay không nhường là "tùy tâm", vì chính nữ giới cũng không đòi hỏi khi cả hai đều là thanh niên, có sức khỏe.

Khánh Nhân từ Trường Đại Học Hoa Sen, TP.HCM cho biết thỉnh thoảng anh cũng nhường ghế cho những nữ sinh đi cùng chuyến. Lý do anh đưa ra là "galăng", nhưng nhiều khi Nhân không nhường bởi bản thân cũng mệt mỏi sau một ngày học tập căng thẳng. "Cũng có trường hợp mình nhường, nhưng cô gái không nhận, họ cứ nói "sắp xuống rồi" nhưng lại đi đến cuối chuyến xe. Có lẽ họ cảm thấy mình không phải là đối tượng ưu tiên nên ai cũng như ai".

Nguyễn Đinh Thế Phiệt đến từ trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết đối với những đối tượng ưu tiên thì tuyệt đối phải nhường, còn với những cô gái bằng vai phải lứa thì việc nhường hay không nhường không thành vấn đề, "Chúng ta nói bình đẳng giới, nam nữ đều bình đẳng nên không thể ép người khác nhường ghế cho mình, trong khi ai cũng đều là thanh niên", Phiệt cho hay.

Một số ý kiến khác lại cho hay: “Ai cũng cho rằng không thể ép buộc người khác nhường ghế. Nhưng nếu nữ giới mệt mỏi vẫn có thể ngỏ lời và bất kỳ ai cũng sẽ sẵn lòng nhường bởi chiếc ghế kia còn có cả tình người.”

Câu chuyện trên gây tranh luận vì có lẽ rất nhiều người đã gặp phải tình huống tương tự trong cuộc sống hằng ngày, ai cũng có cái đúng và cái sai. Tuy nhiên, “Đời sẽ dịu dàng biết mấy khi con người biết đặt mình vào vị trí của nhau” – đây là một câu châm ngôn giúp ích cho cuộc sống của mỗi chúng ta, đặc biệt là trong tình huống này.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao đàn ông béo núng nính mỡ như Leonardo Dicaprio vẫn ”sát gái” hàng loạt?

Người ta thường nói “phụ nữ yêu bằng tai, đàn ông yêu bằng mắt”, điều đó có vẻ đúng với mọi thời, nhưng thời nay phụ nữ cũng thích ngắm nhìn những người đàn ông...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vũ Thanh An ([Tên nguồn])
Đàn ông phải thế Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN