Đàn ông thích nấu ăn, làm việc nhà, chuyện phòng the sẽ "vui vẻ" mặn nồng hơn?
Thời đại đàn ông và phụ nữ bình đẳng, việc gì đàn ông làm được phụ nữ cũng làm được. Vậy nên khi nhiều phụ nữ xông pha ra ngoài để đi làm, kiếm tiền như đàn ông thì nhiều đàn ông cũng bắt đầu dành thời gian… ở nhà nội trợ chẳng kém chị em phụ nữ.
Phải thừa nhận rằng, phụ nữ làm nội trợ có vẻ khéo hơn đàn ông. Nhưng đàn bà sinh ra đâu phải chỉ để làm việc nhà.
Trước đây, khi việc nhà không được chia sẻ, đàn ông thấy vợ mình luôn bơ phờ, luộm thuộm, cằn nhằn. Đàn bà thấy chồng mình hững hờ, làm biếng… Cả hai bắt đầu đi tìm chia sẻ nơi ngoài vợ, ngoài chồng. Thế là cuộc hôn nhân có nguy cơ tan rã rất nhanh.
Khi việc nhà chia đều cho hai vợ chồng, gia đình mới vui vẻ. Một nghiên cứu tại Đại học Cambridge (Anh) đã khảo sát hơn 30.000 người thuộc 34 quốc gia, và đưa ra kết luận: Hầu hết các gia đình hạnh phúc người chồng đều chia sẻ việc nhà với vợ. Đàn ông càng làm nhiều việc nhà, họ sống thọ hơn và được vợ yêu hơn.
Đàn ông càng làm nhiều việc nhà, họ sống thọ hơn và được vợ yêu hơn.
Thời đại bình quyền, việc nhà cũng phải bình đẳng?
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Đại học Oslo và Akershus (Na Uy), các nhà khoa học chứng minh điều ngược lại: Đàn ông càng làm nhiều việc nhà, thì gia đình càng dễ đổ vỡ.
Để đi tới kết luận này, các nhà nghiên cứu đã khảo sát gần 20.000 người đàn ông và phụ nữ tuổi từ 18-79. Kết quả là 60% cặp đôi đang sống ấm êm hạnh phúc cho thấy phụ nữ vẫn làm việc nhà nhiều hơn đàn ông, chỉ 25% là có sự phân chia ngang bằng, chủ yếu là các đôi vợ chồng trẻ chưa có con. Họ đưa ra bằng chứng điển hình là ông tỷ phú Bill Gates quanh năm rửa chén cho vợ cũng đã ly hôn.
Lý giải cho hiện tượng này, có nhà tâm lý cho rằng, những cặp đôi theo nếp nghĩ truyền thống - phụ nữ chăm lo việc nhà là chính - thường trân trọng giá trị hôn nhân hơn so với các cặp đôi hiện đại mà việc nhà được chia đều, hoặc đàn ông làm nhiều hơn.
Mấu chốt của vấn đề nằm ở tư tưởng “hiện đại” về hôn nhân. Những cặp đôi “sòng phẳng” trong chuyện phân chia việc nhà, thì tình cảm của họ cũng có xu hướng sòng phẳng. Nghĩa là nếu không hạnh phúc họ nghĩ ngay đến chia tay.
Đi sâu vào phân tích người ta nhận thấy các cặp đôi hiện đại, người vợ thường có học vấn cao, thu nhập ổn định, do đó họ không phụ thuộc vào chồng về mặt tài chính. Nếu cuộc hôn nhân tan vỡ, họ vẫn sống khỏe nên đưa ra quyết định ly hôn nhanh hơn.
Những cặp đôi theo nếp nghĩ truyền thống - phụ nữ chăm lo việc nhà là chính - thường trân trọng giá trị hôn nhân hơn so với các cặp đôi hiện đại mà việc nhà được chia đều, hoặc đàn ông làm nhiều hơn.
Cởi bỏ những định kiến cũ
Trong quan niệm lâu đời của nhiều nước Á Đông, người đàn ông luôn gắn liền với hình ảnh mạnh mẽ, nam tính, là trụ cột tài chính trong gia đình. Ngược lại, người phụ nữ sẽ đảm nhận công việc bếp núc, chăm lo cho con cái, cha mẹ già.
Bởi vậy, trong nhiều năm, trong khi phụ nữ bị trói buộc với công, dung, ngôn, hạnh, nam giới cũng được kỳ vọng phải làm được những thứ “đao to búa lớn”, mạnh mẽ, đáng tin cậy.
Theo một nghiên cứu của ISDS, tài chính và sự nghiệp là hai vấn đề gây áp lực lớn nhất cho nam giới Việt Nam ở cả nông thôn và thành thị. Gần 1/4 đối tượng tham gia khảo sát thừa nhận họ cảm thấy áp lực trong cuộc sống. Trong đó, hơn 80% cảm thấy bị áp lực về tình trạng tài chính, gần 70% gặp áp lực về sự nghiệp.
Những áp lực này có xu hướng giảm dần theo độ tuổi, song lại gia tăng theo trình độ học vấn và thời gian làm việc.
Với những định kiến ấy, nếu một người đàn ông không ra ngoài kiếm tiền, ở nhà làm nội trợ để vợ lo tài chính thì nhiều khả năng sẽ phải đối mặt không ít áp lực, đặc biệt là sự đánh giá từ người xung quanh.
Tại nhiều nước phương Tây như Anh, Mỹ, việc đàn ông làm việc nhà, chăm con, vợ đi làm kiếm tiền trở thành điều bình thường trong những năm qua.
Tại Hàn Quốc, những người đàn ông nội trợ từng bị coi là “kẻ bỏ đi”, thiếu bản lĩnh và “núp bóng” vợ. Trong khảo sát "Liệu một người đàn ông ở nhà toàn thời gian để chăm sóc con cái có bị coi là thất bại?" của công ty nghiên cứu thị trường quốc tế Ipos, Hàn Quốc đứng đầu danh sách đồng tình với tỷ lệ 76%, theo VICE.
Tại nhiều nước phương Tây như Anh, Mỹ, việc đàn ông làm việc nhà, chăm con, vợ đi làm kiếm tiền trở thành điều bình thường trong những năm qua. Theo South China Morning Post, xu hướng này cũng ngày càng lan rộng đến các nước châu Á.
Cũng theo một chuyên gia tại Việt Nam, số nam giới quyết định ở nhà làm nội trợ ở Việt Nam chưa quá nhiều song cũng đang có nhiều tín hiệu tích cực, “Theo tôi, nếu một người đàn ông lựa chọn dành nhiều thời gian cho gia đình hơn cũng chẳng có gì phải xấu hổ, vì những công việc gia đình cũng rất quan trọng, chẳng kém việc kiếm tiền. Thậm chí, tiền bạc đôi lúc cũng không so được những giá trị công việc nội trợ đem lại.
Với những người đàn ông đang có ý định dành nhiều thời gian cho việc nhà hơn sau khi thỏa thuận, bàn bạc với vợ, tôi cho đó là lựa chọn đúng đắn, tuyệt vời”.
Ở Nhật Bản, những người cha nội trợ thế hệ mới được gọi là ikumen, từ ghép giữa ikuji (chăm sóc trẻ em) và ikemen (hunk - chỉ người đàn ông quyến rũ, vạm vỡ), một sự tương phản hoàn toàn với khuôn mẫu cũ về người cha bận rộn với công việc, hay đi công tác vắng nhà mà người ta vẫn thường nghĩ tới.
Các cặp đôi cho biết, nhà cửa sạch sẽ gọn gàng khiến họ có hứng thú ái ân hơn, với điều kiện việc lau dọn phải được cả hai cùng tham gia.
Cùng nhau làm nội trợ giúp gắn kết vợ chồng hơn
Theo nhà nghiên cứu gia đình người Pháp Louise Colley thì: “Vợ chồng cùng làm việc nhà không chỉ mang lại niềm vui mà còn tăng cường đời sống tình cảm vợ chồng”.
Đó là kết quả cuộc thăm dò với hơn 7.000 đôi vợ chồng trẻ ở Pháp. Các cặp đôi cho biết, nhà cửa sạch sẽ gọn gàng khiến họ có hứng thú ái ân hơn, với điều kiện việc lau dọn phải được cả hai cùng tham gia.
Khảo sát còn cho thấy, thời gian làm việc nhà cùng nhau tăng lên, thì thời gian “vui vẻ” trên giường cũng tỷ lệ thuận với nó. Công thức “ma thuật” này cải thiện rõ rệt mối quan hệ vợ chồng. Nếu buổi tối vợ chồng đùn đẩy nhau rửa chén thì lập tức việc này có tác động tiêu cực đến hoạt động gối chăn.
Thật kỳ lạ, tính gia trưởng cố hữu của đàn ông cũng tự nhiên biến mất khi họ làm việc nhà…
Thế giới hiện đại đã thay đổi cái nhìn về người đàn ông nội trợ. Người ta không coi họ là những người “quẩn quanh xó bếp” mà coi đó là đàn ông có tài làm các món ăn ngon và thưởng thức cùng bạn bè. Nhiều gia đình trẻ thích tiếp bạn thân trong “bếp” để vừa nấu ăn vừa trò chuyện vui vẻ.
Những hình ảnh chồng ngồi trên phòng khách “chém gió” với bạn bè đợi vợ bưng món ăn lên; khách đứng dậy ra về, ông chủ lướt mạng, vợ lúi húi dọn mâm bát đã trở thành lỗi thời, không được giới trẻ yêu chuộng nữa!
Tại Việt Nam, con số đàn ông làm nội trợ chưa thể sánh được với các nước phát triển, nhưng tác giả hy vọng qua bài viết này, đàn ông Việt sẽ có một cái nhìn khác hơn về công việc nội trợ, qua đó thêm đồng cảm và thương yêu người vợ của mình hơn, để bắt đầu xắn tay vào xuống bếp giúp vợ ngay từ hôm nay!
Nguồn: [Link nguồn]
Tình yêu và hẹn hò có muôn hình vạn trạng trong thế giới ngày nay. Cánh chị em cũng luôn có cho riêng mình những hình mẫu đàn ông để hẹn hò, yêu đương. Đàn ông lớn tuổi luôn...