"Cuộc đua nam tính" khiến đàn ông gặp áp lực nơi làm việc

Hiện vẫn đang tồn tại những quan niệm đã lỗi thời về đàn ông làm việc ở văn phòng tại nước Mỹ.

Kể từ khi Covid-19 được đẩy lùi, những hoạt động thường nhật quay trở lại, các CEO ở Mỹ đã thực hiện "chiến dịch" đưa nhân viên trở lại văn phòng. Tiêu biểu là các ngân hàng lớn, họ yêu cầu nhân viên phải quay trở lại nơi làm việc và đe dọa sẽ sa thải bất kỳ ai không tuân thủ quy định này. 

Trong những tháng gần đây, ngay cả Disney và Salesforce, những công ty mà chỉ hai năm trước đã tuyên bố cho nhân viên làm việc linh hoạt, cũng đã bắt buộc nhiều người phải đến văn phòng 4 ngày/tuần. Theo Insider, một trong những nguyên nhân dẫn đến điều này đó là nhiều chủ doanh nghiệp nghĩ rằng làm việc tại nhà chỉ dành cho những kẻ mềm yếu. 

Tỷ phú Elon Musk, người đàn ông giàu thứ hai thế giới, đã yêu cầu nhân viên của mình cam kết thực hiện một lịch trình làm việc khắc nghiệt với cường độ cao. Giám đốc điều hành tài chính Steven Rattner cũng phản đối việc làm ở nhà trong một bài phỏng vấn gần đây. Theo ông, đó là biểu hiện cho thấy nước Mỹ đang "mềm yếu".

Nhiều người đàn ông hiện nay thích làm việc ở nhà hơn là đến văn phòng.

Nhiều người đàn ông hiện nay thích làm việc ở nhà hơn là đến văn phòng.

Cuộc đua nam tính "gay cấn"

Ngay cả với những nhân viên chứng minh được rằng họ có thể làm việc tốt khi không có mặt ở văn phòng, các CEO lớn tuổi vẫn muốn mọi thứ trở lại như cũ. Một số nhà lãnh đạo cho rằng văn phòng là nơi để làm việc, còn nhà là "lãnh địa" dành cho phụ nữ, nơi họ làm những thứ mà không được trả lương. 

Joan Williams, giám đốc Trung tâm Luật Đời sống Công việc tại Đại học Luật California, cho biết: "Họ là những người đàn ông có quan điểm rất truyền thống, coi nhà là lãnh địa của các bà vợ và văn phòng làm việc là lãnh địa của đàn ông".

Williams lấy dẫn chứng là tỷ phú Elon Musk luôn coi mọi thứ là cuộc đua của sự nam tính và đấu trường chính là trong văn phòng: "Các ông chủ không muốn tiếp tục cho nhân viên làm việc ở nhà. Đây không phải vấn đề năng suất làm việc, mà là về sự nam tính".

Đàn ông phải chịu áp lực về quy tắc "nam tính" đã tồn tại từ lâu.

Đàn ông phải chịu áp lực về quy tắc "nam tính" đã tồn tại từ lâu.

Sự thay đổi sau đại dịch

Theo một cuộc khảo sát quốc gia do các nhà kinh tế tại Stanford, Đại học Chicago và ITAM thực hiện, 2/3 người lao động nói rằng trong số những người họ biết, nhận thức về công việc làm từ xa đã thay đổi trong thời kỳ đại dịch.

Ngay cả những người "nghiện công việc" cũng trở nên linh hoạt hơn, họ không còn cứng nhắc như xưa. Nhiều người trong số đó không còn phải làm việc toàn thời gian ở văn phòng. Theo một phân tích khác, những đàn ông đã kết hôn đang sử dụng thời gian rảnh rỗi mới có được của họ để làm việc nhà nhiều hơn.

Nhưng thay vì tạo điều kiện phát huy điều này của nam giới và giúp nữ giới có thêm cơ hội được thăng tiến trong lực lượng lao động, một số CEO cố gắng "tái kỳ thị tính linh hoạt" bằng cách cấm làm việc tại nhà. Đại dịch đã bác bỏ quan niệm sai lầm rằng công việc và gia đình là những lĩnh vực riêng biệt, phân chia theo giới tính.

"Người lao động lý tưởng trong hầu hết ngành nghề đã thay đổi từ 'làm toàn thời gian tại chỗ và làm thêm giờ' sang làm việc linh hoạt. Đó là một sự thay đổi lớn. Nó tốt hơn cho phụ nữ. Tốt hơn cho cả những người đàn ông thực sự muốn hiện diện ở nhà", Williams nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Cận cảnh ”thánh địa cuối cùng” của đàn ông Trung Quốc tới khóc một mình

Đây là nơi đàn ông tại đất nước tỷ dân có thể thoải mái bộc lộ cảm xúc của bản thân.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Linh ([Tên nguồn])
Đàn ông phải thế Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN