Có bao nhiêu tiền mới nên kết hôn?

Sự kiện: Đàn ông 8

Có tiền mới cưới vẫn tốt hơn, nhưng đó không phải là định lý, kiểu như “có tiền mới nên cưới” hay “có tiền mới cưới được”… Nếu có định lý kiểu này thì tôi hồi trẻ và nhiều anh bây giờ ế dài rồi, lấy vợ sao được, vì chúng tôi làm gì có tiền.

Nhưng các bạn thấy đấy, chúng tôi đã không ế, chúng tôi vẫn cưới được vợ và chúng tôi vẫn hạnh phúc. Bởi vì vấn đề không phải là có bao nhiêu tiền, mà là xu hướng. Tôi lấy ví dụ riêng đàn ông thôi. Một anh, tại thời điểm làm đám cưới có rất nhiều tiền nhưng tiếc là xu hướng lại đi xuống. Thế là bốn năm sau “vỡ trận”, tiền hết, hôn nhân cũng tan vỡ. Ngược lại, một anh sinh viên hiện tại nghèo lắm, nhưng xu hướng của anh ấy đi lên, đừng lừng khừng làm gì, cưới luôn đi. Cưới anh sinh viên xong, đảm bảo vừa có tình yêu đẹp, đồng thời 10 năm sau, vợ chồng sẽ có cơ nghiệp đàng hoàng. Vậy nên, con gái trước khi quyết định kết hôn với một người đàn ông, hãy nhìn vào xu hướng của anh ấy, đừng chỉ nhìn vào tiền của anh ấy. 

Nhiều bạn trẻ bây giờ, quyết định kết hôn, quyết định ly hôn, đều vì tiền nhiều, tiền ít, tôi thấy không được. Riêng chi phí cho đám cưới, giờ thậm chí 0 đồng cũng cưới được cơ mà. Bao nhiêu đám cưới tập thể đã được tổ chức đấy thôi. Cứ sĩ diện, huênh hoang thì biết bao nhiêu tiền cho đủ. Còn cưới chỉ vì yêu thôi, chỉ quan tâm đến xây đắp hạnh phúc thôi thì cần gì tiền làm đám cưới đâu.

Ở một số đô thị như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi 20-30, thu nhập mỗi tháng chỉ khoảng 10 triệu đồng. Mặt bằng chung thì đúng là không cao thật, nhưng thời của chúng tôi, nếu xét theo thời giá, lương chỉ tương đương bây giờ một triệu đồng mỗi tháng thôi. Không có nhiều tiền thì phải chơi chiến thuật phòng thủ, nghĩa là giảm chi tối đa. Không đủ chi tiêu là vì còn bia này, rượu này, sĩ diện hão này… Chỉ có một vài khoản thiết yếu (ăn, uống…) là không được giảm, còn lại thì giảm tất, bỏ tất đi.

Các bạn có thể tham khảo công thức tỷ lệ chia thu nhập như thế này: 55% cho thiết yếu (không được để hỏng vi lượng), 10% cho dự phòng dài hạn (con cái bệnh, vợ chồng bệnh, đây là khoản tiết kiệm coi như không có), 10% cho học (là đầu tư cho sức khỏe não), 5% là cho đi (giúp đỡ người khác, từ thiện là một hình thức), 20% cho quỹ tài chính tự do. Với 20% quỹ tài chính tự do, anh có thể cho phép mình đi nhậu một vài bữa, dẫn vợ con đi shopping một vài hôm, hoặc đầu tư vào dự án nào đó.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Thẩm Dương ([Tên nguồn])
Đàn ông 8 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN