"Căn bệnh" đáng sợ của đàn ông Nhật Bản khiến các gia đình bất lực

Một người mẹ từng có suy nghĩ tiêu cực đối với con trai của mình vì không muốn phải chịu đựng sự xấu hổ này.

Cô Seiko Goto, đến từ Nhật Bản, từng có ý nghĩ sẽ lấy đi sinh mệnh của con trai mình rồi sau đó quyên sinh. Bởi vì cô cảm thấy xấu hổ và tuyệt vọng khi phải nuôi nấng một kẻ "vô dụng nhất thế giới".

Áp lực của sự kỳ vọng

Masato, con trai của người phụ nữ không chịu đến trường hay thậm chí là cũng không ra khỏi phòng. Anh tự cô lập mình với xã hội ngoài kia. Điều đáng nói là Masato không hề đơn độc, thậm chí nó đã trở thành "căn bệnh" trầm kha của xã hội Nhật Bản với tên gọi là "hikikomori" (hội chứng giam mình ở trong phòng).

Theo tờ ABC News, có hơn 1 triệu người, chủ yếu là đàn ông, đang có hội chứng này ở Nhật Bản. Họ thu mình trong "vỏ ốc", chặt đứt các mối dây liên hệ với thế giới bên ngoài.

"Căn bệnh" đáng sợ của đàn ông Nhật Bản khiến các gia đình bất lực - 1

Cô Seiko mang nỗi buồn khi có con là một "hikikomori"

Điều này đã khiến gia đình cảm thấy xấu hổ và tủi nhục. Cô Seiko chia sẻ trên truyền thông: "Tôi luôn sợ hãi mỗi khi đi siêu thị gần nhà. Tôi không muốn phụ huynh của lớp con nhìn thấy tôi và hỏi về thằng bé. Tôi thấy những bạn cùng trang lứa với con tôi vui vẻ đến trường mà nghẹn ngào rơi nước mắt. Tại sao con tôi không được như vậy?".

Cô Seiko Goto nhìn Masato ngủ say trong phòng rồi nhớ về những mảnh ký ức nhiều năm về trước: "Tôi đã bắt con học từ sáng cho đến tối. Mặt tôi luôn đằng đằng sát khí và đặt những kỳ vọng quá cao vào con. Tôi không nghĩ mình là một người mẹ khủng khiếp như vậy".

Người mẹ hiểu được rằng chính cô là người đã phá hủy con trai mình và bản thân cần phải là người thay đổi. Những ngày về sau, cô cười nhiều hơn và cố gắng hàn gắn mối quan hệ với con trai: "Tôi không muốn áp đặt lên con trai và thằng bé chỉ biết phục tùng. Tôi sẽ cần phải thay đổi mình".

Nơi trú ẩn an toàn

Masato hiện 27 tuổi, chủ yếu vẫn ở nhà. Anh dành phần lớn thời gian trong ngày đan đồ len cho chó, mèo và bán trên mạng. Chàng trai thậm chí còn có thể ra ngoài và giúp đỡ mẹ - điều mà 10 năm trước bà không dám tưởng tượng. Seiko thành lập trung tâm cộng đồng "Waratane Square" để cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho những người trẻ lạc lối.

"Tôi nhận ra rằng có rất nhiều người giống như con trai mình ở ngoài kia. Khi thấy ổn hơn một chút, họ không thể lập tức tái hòa nhập với xã hội lạnh lùng và khắc nghiệt. Trên hành trình đó, họ có thể tìm thấy một nơi ấm áp và dựa vào. Tôi nghĩ nếu mình tạo ra nơi như thế, mọi người có thể bước chân ra khỏi nhà", cô nói.

"Căn bệnh" đáng sợ của đàn ông Nhật Bản khiến các gia đình bất lực - 2

Masato đang làm công việc mà anh kiếm tiền mỗi ngày

Từ cộng đồng ở thành phố nhỏ Kitakami, phía đông bắc Nhật Bản, giờ đây, Seiko đã phát đi thông điệp của mình về lòng khoan dung và hòa nhập với xã hội. Không chỉ vậy, người mẹ này cũng đưa ra lời khuyên cho các bậc phụ huynh đang gặp khó khăn với những đứa trẻ không phù hợp với chuẩn mực.

"Những người có thể làm việc và kiếm ra tiền được coi là tuyệt vời. Trong khi đó, những ai không thể làm được như vậy thì bị coi là vô dụng. Tôi nghĩ sự tự ti là lý do khiến họ đã cắt đứt các mối liên hệ với xã hội", cô nói.

Lời kêu gọi của Seiko Goto về một xã hội khoan dung hơn đã được lắng nghe. Gần đây, cô được mời đến gặp Bộ Y tế ở Tokyo - cơ quan muốn giải quyết vấn đề "hikikomori". Tuy nhiên, Seiko cảm thấy vẫn còn chặng đường dài phía trước.

"Đó là một trận chiến", cô nói.

Xã hội cần mở lòng hơn

Hidehiro hiện 40 tuổi và vẫn sống với cha mẹ - những người chu cấp mọi thứ cho anh. Anh đã thu mình với xã hội được hai thập kỷ rồi. Nhiều hôm, anh hầu như không có năng lượng để bước ra khỏi phòng.

"Tôi không đủ tự tin và nghĩ rằng việc không hòa nhập với xã hội là lỗi của bản thân hoặc mình quá kém cỏi", anh nói. Mặc dù vậy, Hidehiro đã tốt nghiệp trường đại học liên thông. Anh viết blog, tiểu luận và bài giảng về cuộc sống của hikikomori. Hidehiro không hề vô dụng như anh và nhiều người vẫn nghĩ.

Hầu hết người chọn cuộc sống ẩn dật đều quá lo lắng hoặc xấu hổ khi lên tiếng. Tuy nhiên, Hidehiro đã chủ động mời phóng viên bước vào không gian của mình. Anh muốn mọi người hiểu thế giới đó ra sao và cách bản thân đối diện với nó.

"Tôi thoải mái hơn nhiều khi nhận ra đây không phải là vấn đề từ cá nhân. Chỉ là họ không phù hợp với xã hội", anh nói.

"Căn bệnh" đáng sợ của đàn ông Nhật Bản khiến các gia đình bất lực - 3

Hidehiro đã sống thu mình suốt 2 thập kỷ qua

Hidehiro nói rằng nhiều người nghĩ hikikomori là những kẻ lười biếng, không làm được việc gì cho cuộc đời. Sự thật là anh khao khát được trở thành một phần của xã hội. "Tôi đã 40 tuổi. Không thể hòa nhập với xã hội cũng không sao cả, nhưng tôi muốn xã hội đến gần hơn với mình", anh nói.

Vấn đề mà nhiều "hikikomori" phải đối mặt, khi họ già đi, là viễn cảnh cha mẹ qua đời và phải tự sinh tồn. Hidehiro kêu gọi thời gian làm việc linh hoạt hơn và được làm việc tại nhà để phù hợp với những người đang chiến đấu với sự mệt mỏi hoặc lo lắng xã hội. Anh cũng hy vọng xã hội hãy mở lòng hơn và chấp nhận hikikomori.

"Tôi muốn mọi thứ linh hoạt hơn để có thể làm việc theo thời gian của riêng mình, ngay cả khi tôi là người kín tiếng. Đó là mong muốn lớn nhất của tôi", anh nói.

Hình ảnh lớn phổng phao đẹp tựa nam thần của ”tiểu hoàng tử” ở gia tộc nổi tiếng Nhật Bản

Từng gây sốt trên thế giới bởi vẻ đẹp hồn nhiên dễ thương, giờ đây, "tiểu hoàng tử" của gia tộc nổi tiếng Nhật Bản đã lớn phổng phao với visual cực chất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Ngọc ([Tên nguồn])
Đàn ông phải thế Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN