Khao khát thay đổi diện mạo của nam giới Trung Quốc ngày nay

Ngày nay, việc mất cân bằng giới tính đang khiến đàn ông Trung Quốc rơi vào tình thế khó khăn.

Lo lắng về ngoại hình kém nổi bật sẽ khiến bản thân bỏ lỡ nhiều cơ hội quý giá trong xã hội cạnh tranh gay gắt ở Trung Quốc, anh  Xia Shurong quyết định đi tìm bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ. Người đàn ông mong muốn chỉnh lại dáng mũi kém duyên của mình.

Hình ảnh Xia Shurong được một bác sĩ đánh dấu những đường nét sẽ làm phẫu thuật trên gương mặt, tại một phòng khám ở Bắc Kinh, đang trở thành xu hướng của nhiều người đàn ông ở đất nước tỷ dân này. Họ khao khát được thay đổi diện mạo để cuộc đời trở nên suôn sẻ hơn.

Nhà nghiên cứu 27 tuổi này muốn thay đổi diện mạo từ một người "kỹ thuật khô khan" thành một thứ gì đó mới mẻ hơn để tăng cơ hội trong cuộc sống. Xia Shurong đã chi 40.000 tệ (gần 140 triệu đồng) cho một liệu trình làm đầy khuôn mặt từ đầu năm 2021.

Xia Shurong thay đổi diện mạo khuôn mặt để cuộc sống "dễ thở" hơn.

Xia Shurong thay đổi diện mạo khuôn mặt để cuộc sống "dễ thở" hơn.

Tiêu chuẩn cái đẹp ở Trung Quốc dường như rất khắt khe, từ định kiến về màu da, dáng mắt và mũi cho đến ngoại hình "tiểu thịt tươi" - từ thông dụng chỉ những chàng trai trẻ có đường nét thanh tú. "Tuổi của tôi nên là 'tiểu thịt tươi', nhưng tôi trông giống như một ông chú trung niên", Shurong nói.

Mạng xã hội Trung Quốc đầy rẫy những thông tin về phẫu thuật thẩm mỹ, hướng dẫn làm đẹp đã gây thêm áp lực cho cộng đồng. Ngày càng nhiều nam giới có học thức lựa chọn phẫu thuật thẩm mỹ để thay đổi diện mạo. Theo iResearch, có khoảng 17% nam giới văn phòng ở Trung Quốc từng thẩm mỹ. Đa số thực hiện thủ thuật đầu tiên trước 30 tuổi.

Thay đổi cuộc đời

Tiến sĩ Xia Zhengyi, người thực hiện thủ thuật cho Shurong, chia sẻ rằng ngày càng có nhiều người đàn ông đi làm phẫu thuật thẩm mỹ. "Phẫu thuật có thể thay đổi nét mặt và mang lại cho mọi người cảm giác tự tin hơn", ông Zhengyi nói.

Bà Rose Han, thuộc tập đoàn đầu tư trong lĩnh vực thẩm mỹ BeauCare Clinics cho biết, nam giới công sở lựa chọn các thủ thuật vì họ không muốn mình trở già nua, nhàm chán, thiếu hấp dẫn, điều này đồng nghĩa với việc có thể bỏ lỡ các cơ hội tiến xa hơn trong sự nghiệp.

Theo khảo sát của ứng dụng phẫu thuật So Young trên 8,9 triệu người dùng, nam giới ở độ tuổi 20 quan tâm nhất đến phẫu thuật mắt và mũi.  "Không giống như việc mua một chiếc túi xách Gucci, phẫu thuật thẩm mỹ thực sự tạo ra sự tự tin và mang lại những thay đổi trong công việc và cuộc sống của tôi", Shurong nói.

Nhiều người đàn ông ở Trung Quốc tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ để thay đổi cuộc đời theo chiều hướng tốt hơn.

Nhiều người đàn ông ở Trung Quốc tìm đến phẫu thuật thẩm mỹ để thay đổi cuộc đời theo chiều hướng tốt hơn.

Thu nhập bình quân theo đầu người của Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi từ năm 2010 đến nay. Điều này đã làm gia tăng tầng lớp trung lưu, đồng thời thúc đẩy nhu cầu làm đẹp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Anh Zhang Xiaoma đã xin nghỉ việc tại một công ty công nghệ thông tin để trở thành người có ảnh hưởng trên mạng xã hội.

Mỗi ngày trôi qua, người đàn ông quay video chia sẻ kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ. Zhang nói: "Bạn có thể làm nhiều công việc trên máy quay hơn nếu bạn trở nên hấp dẫn".

Trong khi đó, người mẫu Nai Wen đã trải qua hơn 60 ca phẫu thuật trên khuôn mặt và tin rằng phẫu thuật thẩm mỹ đã thay đổi số phận mình. "Nó tiện lợi như một chiếc mặt nạ. Thực sự tuyệt vời khi bạn có thể tăng tuổi nhưng không già đi", anh nói.

Theo iResearch, ngành công nghiệp phẫu thuật thẩm mỹ của Trung Quốc hiện trị giá 197 tỷ nhân dân tệ. Nhu cầu phẫu thuật gia tăng khiến các nhà chức trách Trung Quốc lo ngại "khủng hoảng nam tính" khi mọi người lựa chọn diện mạo na ná như nhau. Người mẫu Nai cũng thừa nhận rằng phẫu thuật thẩm mỹ có thể trở thành một "chất gây nghiện": "Bạn không thể chấp nhận một bản thân xấu xí", anh nói thêm.

Nai Wen khoe ảnh trước và sau khi phẫu thuật thẩm mỹ tại một studio ảnh ở Bắc Kinh.

Nai Wen khoe ảnh trước và sau khi phẫu thuật thẩm mỹ tại một studio ảnh ở Bắc Kinh.

Có thể nói rằng, đàn ông Trung Quốc có niềm khát khao cháy bỏng là thay đổi diện mạo để cuộc đời họ đi theo chiều hướng tốt hơn. Họ khó có thể nào vượt qua được các định kiến xã hội về vẻ đẹp mà phải học cách thích nghi với chúng. 

Nguồn: [Link nguồn]

Trào lưu đàn ông Trung Quốc ”triệt sản” dù chưa kết hôn vì thiếu một thứ quan trọng

Một bộ phận đàn ông của đất nước tỷ dân đang lựa chọn việc sống độc thân và không muốn sinh con. Vì sao lại như vậy?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Linh ([Tên nguồn])
Đàn ông phải thế Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN