Truyện ngắn "Nhà quê ra phố" (33): 50 tuổi vẫn còn trinh
Thị Nở bí mật thuê thám tử tư trên phố về mật phục trong nhà hàng. Trước khi tắt đèn đi ngủ, 5 thám tử nằm xung quanh chiếc bàn có cái máy dụ ruồi cái. Các thám tử tiếp cận cái bàn rất khéo, không gây ra tiếng động nào. Chiếc máy quay liên tục thu hình ảnh.
Đúng 12 giờ đêm, bóng một người phụ nữ từ trong phòng ngủ lao ra vị cái bàn, thò tay lấy cái máy dụ ruồi. Tất cả thám tử tư đồng loại chiếu đèn pin, bắt sống mụ gián điệp nguy hiểm. Hóa ra mụ ta là tiếp viên sồn sồn tên Hiền Bông. Bà này tên Hiền, vì có nước da trắng nên mọi người kèm chữ Bông thế là có tên Hiền Bông.
Tiếp viên Hiền Bông giật mình quỳ sụp xuống đất xin tha mạng. Nhà Thơ ra lấy khẩu cung ngay trong đêm, máy ghi âm ghi hình bật sẵn.
- Dạ thưa… tôi có tội, xin tha cho tôi. Mụ vợ ba Bá Kiến cho tôi 200 nghìn đồng và bảo tôi đặt cái hộp này dưới gậm bàn. Tôi tham tiền nên mới ra nông nỗi. Nếu tôi biết nó là cái máy dụ ruồi cái thì đời nào tôi làm.
- Bà năm nay bao nhiêu tuổi, mấy đứa con?
Tiếp viên Hiền Bông khóc lóc sụt sịt trong đêm tĩnh lặng. Bà tự sự:
- Tôi gần 50 rồi. Không có con, lấy chồng rồi nhưng vẫn còn trinh tiết. Chả là hôm cưới chồng tôi nhậu say bét nhè, thế là đêm tân hôn không làm ăn gì cả. Ông ấy say quá phải cấp cứu 3 ngày 3 đêm trên bệnh viện. Đến đêm thứ tư thì bị sốc thuốc, bác sĩ trực ca hôm ấy bỏ bệnh nhân đi đánh phỏm. Thế là chồng tôi chết oan, chưa biết mùi đời là gì, khổ lắm. Hu Hu…
Mụ Hiền Bông phủ phục mặt xuống bàn mà khóc, khóc như một đứa trẻ thơ. Mụ có khóc bao nhiêu cũng chẳng giải quyết được gì. Nhà Thơ chán chường chẳng muốn xét hỏi gì thêm. Mà ông thì làm gì có nghiệp vụ xét hỏi cơ chứ. Nhà Thơ quát:
- Mụ câm mồm đi ngay! Nước mắt cá sấu!
Nhà Thơ biết, đàn bà 50 tuổi rồi mà vẫn còn trinh thì đầu óc “lạ” lắm. Trong cuộc đời này ông sợ nhất bọn đàn bà cao tuổi mà vẫn còn trinh tiết, sợ thứ nhì là bọn tập tọng làm thơ.
Mụ Hiền Bông này chỉ cần khen một câu đại thể “em đẹp lắm, em nhẩy vào mõm con cá sấu kia đi”, thế là mụ ấy có thể nhẩy xuống cái hầm toàn cá sấu đói ngấu nghiến. Đàn cá sấu thi nhau phanh thây mụ ra, nuốt hết cả ruột gan mụ nhưng mụ vẫn tin là mình rất đẹp, thậm chí nghĩ mình là hoa hậu hoàn vũ. Làm gì với mụ này bây giờ.
Nhà Thơ cũng tắc tị. Ông sinh ra không phải để giải quyết những việc như thế này. Thị Nở xông vào túm tóc tiếp viên Hiền Bông xoắn một vòng, dúi đầu mụ xuống bàn tứa máu mắt:
- Đồ ngu, mày là con quỷ, gián điệp CIA. Ra sông nhẩy xuống chết đi!
Thị Nở lôi tiếp viên Hiền Bông ra sông. Đám tiếp viên sồn sồn quỳ lạy Thị Nở tha tội chết cho đồng nghiệp.
- Được, nể tình chị em tiếp viên ta tha tội chết cho ngươi. Tuy nhiên ngày mai nhà ngươi phải hắt một thùng phân vào nhà hàng Bá Kiến. Nhớ đấy!
Mọi người tản ra hết. Thị Nở ấm ức bỏ về phòng, nằm khóc như mưa như gió. Hành động dã man với Hiền Bông vừa rồi cũng chỉ là diễn dọa thôi. Thương cho thân phận những người đàn bà nghèo trong cái làng nghèo này. Họ chẳng bao giờ có nhiều tiền. Họ ngu si nên mụ vợ ba Bá Kiến mới mua chuộc, lừa dễ thế. Thị Nở tự nhủ hãy thương lấy họ.
Đêm mông lung. Nhà Thơ buồn thế thảm, không biết buồn vì cái gì. Nhà Thơ tập hút thuốc lào giết thời gian. Bỗng ông nhớ tới bài thơ “Tiếng điếu cày” của một nhà thơ nào đó:
Từ khi về thành phố mới
Rưng rưng nghe tiếng điếu cày
Ai kéo quê hương gần lại
Tình người thêm đậm thêm say
Quê tôi bao người áo vải
cả đời lam lũ gió mưa
Điếu cày chuyển tay nhau hút
Ban mai mượt những đường bừa
Quê tôi một thời bom đạn
Vẫn hương lúa chín đồng làng
Ung dung sau giờ trực chiến
Điếu cày lại rít giòn tan
Quê tôi những đêm trăng vàng
Điếu cày ngồi nghe cổ tích
Chuyện buồn vui nghìn năm trước
Điếu phà khói trắng lặng im
Bâng khuâng điếu cày ai hút
Chạm hồn tôi mối tình quê
Bao nhiều người con người mất
Tháng năm canh cánh ngày về.
Le Tự