Xuất hiện bản sao xuyên không 12 tỉ năm của "quái vật" chứa Trái Đất

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Hai siêu kính viễn vọng đã giúp xác định ceers-2112 cổ đại thực sự là bản sao hoàn hảo của Milky Way, tức thiên hà "quái vật" mà Trái Đất đang cư ngụ. Đó là điều hoàn toàn vô lý.

Theo Science Alert, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hình dạng của một thiên hà, từ các vụ va chạm - sáp nhập đến sự đông đúc của các thiên hà lân cận.

Ví dụ Milky Way (Ngân Hà) "quái vật" của chúng ta có được hình dạng và kích cỡ khổng lồ như ngày nay nhờ quá trình tiến hóa lâu dài với trên dưới 20 vụ va chạm rồi nuốt chửng thiên hà khác.

Do đó, các lý thuyết thiên văn được chấp nhận rộng rãi cho rằng những "quái vật" giống Milky Way - thiên hà xoắn ốc có thanh chắn khổng lồ - không tồn tại cho đến 8 tỉ năm về trước.

Sự xuất hiện của ceers-2112 đảo lộn mọi thứ.

Ảnh đồ họa mô tả một thiên hà cổ đại với màu đỏ từ hiện tượng dịch chuyển đỏ xảy ra do vũ trụ giãn nở - Ảnh: SPACE.COM

Ảnh đồ họa mô tả một thiên hà cổ đại với màu đỏ từ hiện tượng dịch chuyển đỏ xảy ra do vũ trụ giãn nở - Ảnh: SPACE.COM

Trong bài công bố trên tạp chí khoa học Nature, nhóm khoa học gia quốc tế dẫn đầu bởi nhà thiên văn Luca Costantin từ Trung tâm Sinh học thiên văn (CAB, INTA-CSIC) ở Madrid - Tây Ban Nha, cho biết ceers-2112 đã xuất hiện chỉ 2 tỉ năm sau vụ nổ Big Bang.

Điều đó có nghĩa chúng ta đang nhìn thấy hình ảnh của nó 12 tỉ năm về trước, ở độ tuổi đã khá trưởng thành.

Qua hàng tỉ năm du hành, ánh sáng "xuyên không" của nó đã chạm đến siêu kính viễn vọng James Webb. Sử dụng các phương tiện bổ sung từ kính viễn vọng Hubble, bản chất của hệ thống cổ xưa đó đã được phơi bày.

Nó là một cấu trúc xoắn ốc cực kỳ phức tạp, có thanh chắn giống Milky Way, có lẽ chỉ hơi nhỏ hơn một chút.

Mặc dù thiên hà này quá xa, quá mờ để có thể quan sát chi tiết các nhánh xoắn ốc của nó, nhưng việc phát hiện một thanh dày xuyên tâm của nó cũng đủ thuyết phục các nhà thiên văn rằng ceers-2112 đã phát triển rất lớn và phức tạp so với độ tuổi của nó.

Thanh chắn của thiên hà chính là một loạt các ngôi sao tụ lại ở vùng trung tâm, tạo ra một cấu trúc giống như thanh chắn.

Theo đồng tác giả Alexander de la Vega từ Trường Đại học California ở Riverside (Mỹ), điều này cho thấy ceers-2112 trưởng thành và có trật tự nhanh hơn những gì chúng ta từng nghĩ về sự hình thành và tiến hóa thiên hạ.

Điều này có nghĩa một số lý thuyết cơ bản sẽ phải được viết lại.

Thậm chí trước đây người ta cho rằng cấu trúc thanh chắn không thể hình thành hay tồn tại lâu dài trong vũ trụ sơ khai, nơi các thiên hà non nớt rất hỗn loạn, thiếu ổn định.

Vùng xoáy hùng vĩ này cũng có thể là kết quả của nhiều hành vi "quái vật" như Milky Way từng làm trong lịch sử, đó là nuốt chửng các thiên hà khác để lớn lên.

Nhưng với độ tuổi không thể vượt quá 2 tỉ năm cho đến thời điểm được quan sát, nó gần như không đủ thời gian để làm chỉ một phần nhỏ những điều mà chúng ta cho rằng đã giúp Milky Way vĩ đại như ngày nay.

Phát hiện này kết hợp với một loạt các khám phá gây choáng váng về vũ trụ sơ khai, bao gồm các thiên hà quá rực rỡ hay các lỗ đen quái vật phát triển quá nhanh.

Các nhà khoa học hy vọng những dữ liệu tiếp theo mà James Webb thu về sẽ giúp họ biết thêm những vật thể "vô lý" tương tự ceers-2112, giúp giải quyết mớ bí ẩn về quãng thời gian vài tỉ năm sau Big Bang đó.

Hai hành tinh có thể có sự sống tiên tiến hơn Trái Đất 5 tỉ năm

Một nghiên cứu từ Anh đã chỉ ra nơi đang che giấu ít nhất 2ngoại hành tinh có lục địa “già“ hơn Trái Đất 5 tỉ năm và có thể cả sự sống tiên tiến hơn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN