WHO giải thích vì sao đại dịch COVID-19 ngày càng trở nên tồi tệ hơn

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Đại dịch COVID-19 đang nằm ngoài tầm kiểm soát khi thế giới đang chứng kiến đợt bùng phát mạnh về số lượng ca nhiễm.

Một số khu vực hiện đang có số lượng ca nhiễm giảm nhưng rất nhiều khu vực khác hiện đang trải qua đợt tăng trưởng thậm chí còn tồi tệ hơn so với đỉnh dịch vào tháng Tư. Trong khi một số quốc gia đề cập đến đỉnh dịch thứ hai của làn sóng COVID-19 thứ nhất thì một số lại xem đó là đỉnh dịch thứ hai. Bất kể gọi đó là gì thì đây chắc chắn không thể được gọi là virus theo mùa như các dự đoán trước đó.

WHO giải thích vì sao đại dịch COVID-19 ngày càng trở nên tồi tệ hơn - 1

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa cung cấp cho thế giới những tin tức tồi tệ nhất liên quan đến COVID-19 khi cho biết đây là làn sóng lớn chứ không phải theo mùa. Đó có thể là một vấn đề lớn trong những tháng tới vì dịch cúm mùa sắp xảy ra chồng chất lên COVID-19.

Các quan chức WHO đã tránh dán nhãn về “sự hồi sinh” của COVID-19 ở những nơi như Hồng Kông và các quốc gia khác như Việt Nam chứng kiến số lượng ca nhiễm COVID-19 tăng trở lại nhưng họ gọi đó là “sự bùng phát” để cho thấy virus đang hành xử theo cách ngoài tầm kiểm soát của con người. Nhiều người cho rằng COVID-19 sẽ xảy ra theo mùa, nhưng thực tế số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ đang tăng lên ngay trong mùa hè.

Theo các chuyên gia tại WHO, chúng ta cần nhận định rõ đây là một loại virus mới, không phải virus mùa. Vấn đề cần nắm rõ, virus này thích ứng với mọi điều kiện thời tiết. Điều này trái ngược với những gì mà Tổng thống Donald Trump từng phát biểu trong những tháng đầu của đại dịch rằng virus sẽ biến mất khi thời tiết ấm hơn. Vào thời điểm đó, nhiều bằng chứng cho thấy tuyên bố của ông Trump là sai khi virus có thể tồn tại ngay ở những vùng khí hậu ấm hơn, với sự xuất hiện tại bán cầu nam.

WHO giải thích vì sao đại dịch COVID-19 ngày càng trở nên tồi tệ hơn - 2

Một điều đáng lưu tâm lúc này chính là dịch cúm mùa chuẩn bị đến, có thể dẫn đến sự tăng mạnh về các ca bệnh liên quan đến đường hô hấp. Điều này sẽ càng gây áp lực lên hệ thống y tế, khiến đại dịch thêm phần tồi tệ. WHO khuyến cáo mọi người nên sử dụng vắc-xin trị cúm để giảm thiểu tác động xấu.

Hiện tại, các vắc-xin trị SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19 vẫn đang được thử nghiệm và bước qua giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Nếu thành công, chúng có thể được sử dụng vào giữa mùa thu cho giới hạn đối tượng trước khi triển khai đến công chúng nói chung sau vài tháng của năm 2021.

HOT: Thử nghiệm vắc-xin trị SARS-CoV-2 giai đoạn cuối đang được tiến hành

Vào giữa tháng Ba, các chuyên gia y tế cho biết vắc-xin trị SARS-CoV-2 sẽ cần 12-18 tháng mới được đưa ra, nhưng có vẻ mọi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kiến Tường ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN