Vũ trụ “thủng lỗ”: Tiết lộ sốc từ 2 kính viễn vọng NASA

Sự kiện: Khám phá vũ trụ
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Hai chiến binh IRAS và NuSTAR của NASA đã bắt được tín hiệu hồng ngoại tiết lộ hàng trăm "quái vật vũ trụ" ẩn mình.

Nhóm điều hành hai sứ mệnh IRAS và NuSTAR của NASA cùng một số cộng sự quốc tế vừa xác định hàng trăm lỗ đen siêu khối mới, ẩn mình sau những đám mây bụi, cho thấy vũ trụ của chúng ta "thủng lỗ" nhiều hơn so tưởng tượng trước đây.

Theo Live Science, đây là lần đầu tiên loại lỗ đen ẩn mình này được nhận diện và những phát hiện này có thể giúp các nhà thiên văn học tinh chỉnh lý thuyết của họ về cách các thiên hà tiến hóa.

Một trong số những "quái vật vũ trụ" vừa được tìm thấy, được mô tả với 4 bước sóng khác nhau - Ảnn: NASA/JPL-Caltech)

Một trong số những "quái vật vũ trụ" vừa được tìm thấy, được mô tả với 4 bước sóng khác nhau - Ảnn: NASA/JPL-Caltech)

Săn tìm lỗ đen là công việc khó khăn. Chúng là những vật thể tối nhất trong vũ trụ , vì ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát khỏi lực hấp dẫn của chúng.

Các nhà khoa học đôi khi có thể "nhìn thấy" lỗ đen khi chúng nuốt chửng vật chất xung quanh và dòng vật chất này phát sáng khi bị tăng tốc quá dữ dội.

Nhưng không phải tất cả lỗ đen đều có vành đai sáng như vậy. Vì vậy nhóm nghiên cứu đã phát triển một phương pháp mới, tận dụng một số khả năng của cặp đôi kính viễn vọng không gian hồng ngoại IRAS và NuSTAR.

Nghiên cứu công bố trên Astrophysical Journal cho thấy các đám mây xung quanh các lỗ đen bị che khuất thực ra vẫn phát sáng, nhưng chỉ là tia hồng ngoại, chứ không phải ánh sáng khả kiến.

Con đường này đã giúp họ xác định hàng trăm lỗ đen ẩn giấu mới.

Các "lỗ thủng" vũ trụ mới được nhận diện cũng giúp các tác giả ước tính được có tới 35%-50% lỗ đen siêu khối - loại lỗ đen to lớn nhất, hay được gọi là lỗ đen quái vật - ẩn mình theo cách này.

Con số này cao hơn nhiều so với mức 15% mà các nghiên cứu trước đó ước đoán.

Điều này có nghĩa vũ trụ của chúng ta vốn "thủng lỗ" nhiều vô kể, nhiều hơn các tính toán trước đó ít nhất là gấp vài lần.

Tần suất hiện diện của những con quái vật này tác động đến các thiên hà trong vũ trụ rất mạnh mẽ.

Ví dụ, những vết rách không - thời gian này có thể giúp hạn chế kích thước của thiên hà bằng cách kéo nó về phía tâm hấp dẫn hoặc tiêu thụ một lượng lớn bụi hình thành sao.

Kỹ thuật này cũng có thể giúp các nhà khoa học tìm hiểu thêm về lõi của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà), nơi có một lỗ đen quái vật mang tên Sagittarius A* (Nhân Mã A*) hãy còn nhiều bí ẩn.

BD+05 4868 Ab là hành tinh tan rã nhanh nhất từng được biết đến.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN