Vốn hóa bốc hơi 55 tỷ USD, Netflix có thể làm gì để trở lại?

Sau khi cổ phiếu lao dốc và làm vốn hóa bốc hơi 55 tỷ USD, Netflix đang phải đối mặt với sự nghi ngờ của nhà đầu tư trong lúc tìm kiếm giải pháp duy trì tăng trưởng.

Vốn hóa bốc hơi 55 tỷ USD, Netflix có thể làm gì để trở lại? - 1

Cổ phiếu Netflix đã lao dốc 35% sau khi thông tin số tài khoản đăng ký dịch vụ này giảm khoảng 200.000 trong quý 1/2022 và dự báo giảm tiếp 2 triệu tài khoản trong quý 2/2022, khiến vốn hóa thị trường của Netflix bốc hơi khoảng 55 tỷ USD. Thảm họa này đã khiến nhiều người bày tỏ sự nghi ngờ về tiềm năng tăng trưởng của Netflix, cũng như đặt câu hỏi về định hướng phát triển và mở rộng của dịch vụ này trong tương lai. 

Các nhà phân tích tại Phố Wall từng kỳ vọng Netflix sẽ có thêm khoản 2,5 triệu khách hàng mới trong quý 1/2022, sau khi đạt mức tăng 8,28 triệu trong quý 4/2021. Trái ngược với kỳ vọng này, số tài khoản Netflix giảm lần đầu tiên trong vòng một thập kỷ.  

Netflix có khoảng 222 triệu tài khoản đăng ký trên toàn cầu. Ở thị trường lớn nhất là Mỹ và Canada (UCAN), 75 triệu trong số tổng cộng 142 triệu hộ gia đình có đăng ký tài khoản Netflix. Nếu cộng thêm 30 triệu hộ gia đình nữa có chia sẻ tài khoản Netflix tại khu vực UCAN, thực tế rõ ràng ở đây là số hộ gia đình đăng ký Netflix đang giảm nhanh chóng, đồng nghĩa với việc Netflix cũng sẽ gặp khó trong việc duy trì mức tăng trưởng mạnh mẽ trong quá khứ.  

Xung đột Nga - Ukraine cũng có thể là nguyên nhân gây giảm số người dùng Netflix trên toàn cầu. Trong bức thư gửi cổ đông, Netflix cho biết vì ngừng dịch vụ tại Nga như nhiều tập đoàn khác, dịch vụ này đã mất khoảng 700.000 tài khoản. Có nghĩa là nếu xung đột không xảy ra, Netflix thực tế có thể vẫn tăng trưởng về số người dùng. 

Cổ phiếu Netflix đã giảm sâu do thông tin sụt giảm người dùng trong quý 1/2022.

Cổ phiếu Netflix đã giảm sâu do thông tin sụt giảm người dùng trong quý 1/2022.

Yếu tố giá dịch vụ 

Trong thời gian gần đây, Netflix đã tăng đáng kể giá dịch vụ hàng tháng của mình trên khắp thế giới; một số người dùng Netflix đã phải trả thêm 33% cho cùng một dịch vụ so với thời điểm chưa đầy 2 năm trước. 

Tuy nhiên, Netflix đang xem xét khả năng đưa ra hạng tài khoản có quảng cáo để duy trì tăng trưởng lợi nhuận, theo chủ tịch Netflix Reed Hastings. Hạng tài khoản có quảng cáo nhưng với giá thấp hơn có thể giúp Netflix thu hút thêm những hộ gia đình muốn đăng ký dịch vụ nhưng chưa làm vậy do giá dịch vụ tiêu chuẩn quá cao. 

“Vấn đề” chia sẻ tài khoản

Theo ước tính của Netflix, khoảng 100 triệu hộ gia đình trên toàn cầu truy cập dịch vụ Netflix thông qua việc chia sẻ tài khoản. Netflix vốn ngầm cho phép việc này và thậm chí còn xây dựng bảng giá của mình nhằm cho phép các hạng tài khoản cao hơn được dùng cho nhiều thiết bị hơn. 

Tuy nhiên, Netflix dường như đang muốn từ bỏ hệ thống này, với mong muốn biến những hộ gia đình chia sẻ tài khoản với người khác trở thành khách hàng riêng. Netflix hiện đang thử nghiệm thu thêm 3 USD/tháng với những tài khoản chia sẻ dịch vụ với người bên ngoài gia đình của mình. 

Giải pháp nào khác cho Netflix?

Câu hỏi lớn hơn cho Netflix vào lúc này là liệu công ty cần thay đổi sâu sắc sản phẩm của mình hay không ngoài việc chỉ chỉnh sửa các mức giá và hạng tài khoản. Không như nhiều đối thủ khác, mô hình kinh doanh của Netflix gần như tập trung hoàn toàn vào các phim và series đăng ký độc quyền bên cạnh dàn phim gốc. Cách tiếp cận này từng giúp Netflix nhanh chóng xây dựng thư viện phim của mình và thúc đẩy tăng trưởng người dùng nhanh chóng, nhưng lại đang hạn chế Netflix trong một số mảng dịch vụ khác.  

Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh như Amazon, Apple và Disney đang xem xét thêm các chương trình thể thao, tin tức và chương trình giải trí khác vào gói dịch vụ của mình. Một báo cáo năm 2018 cho thấy Netflix từng nghiên cứu mở rộng sang cả dịch vụ chương trình tin tức, nhưng công ty này thực tế đã rẽ sang một hướng khác - dịch vụ game miễn phí cho các tài khoản Netflix.

Internet và truyền hình mang tiền ”khủng” về cho FPT trong quý I/2022

Dịch vụ Internet và truyền hình trả tiền thuộc mảng Viễn thông của tập đoàn FPT.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tùng Phong (theo The Guardian) ([Tên nguồn])
Phần mềm xem phim, nghe nhạc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN