Việt Nam thiệt hại 1 tỉ USD do virus máy tính trong năm 2020

Sự kiện: Internet

Trong năm 2021, các chuyên gia dự báo mã độc tàng hình, mã độc mã hóa dữ liệu, phần mềm gián điệp sẽ tiếp tục hoành hành.

Năm 2020, COVID-19 bùng phát, hàng loạt doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chuyển sang làm việc từ xa. Các phần mềm làm việc trực tuyến được tìm kiếm và tải về rầm rộ. Điều này đã tạo môi trường cho kẻ xấu khai thác lỗ hổng, tấn công, đánh cắp thông tin.

Trong năm qua, hàng loạt vụ tấn công mạng quy mô lớn diễn ra trên toàn cầu, điển hình như vụ việc nhà máy của Foxconn bị tin tặc tấn công, và đòi 34 triệu USD tiền chuộc dữ liệu; hay 267 triệu thông tin người dùng Facebook được rao bán; Intel bị tin tặc tấn công, gây rò rỉ 20 GB dữ liệu bí mật… 

Theo quan sát của Bkav, tại Việt Nam, nhiều trang thương mại điện tử lớn, một số nền tảng giao hàng trực tuyến có nhiều người sử dụng, đã bị xâm nhập và đánh cắp dữ liệu.

Năm 2020, thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam đã đạt kỷ lục mới, vượt mốc 1 tỉ USD (23,9 ngàn tỉ đồng). Đây là kết quả được đưa ra từ chương trình đánh giá an ninh mạng do Bkav thực hiện tháng 12-2020. 

Những trào lưu trên mạng xã hội cũng là nguy cơ tiềm ẩn đối với tài khoản của người dùng. 

Những trào lưu trên mạng xã hội cũng là nguy cơ tiềm ẩn đối với tài khoản của người dùng. 

Chỉ tính riêng năm 2020, hàng trăm tỉ đồng đã bị tin tặc chiếm đoạt thông qua các hình thức tấn công an ninh mạng liên quan đến ngân hàng, trong đó chủ yếu là các vụ đánh cắp mã OTP giao dịch của người dùng. 

Trung bình mỗi tháng, hệ thống giám sát virus của Bkav đã phát hiện hơn 15.000 phần mềm gián điệp trên điện thoại di động. 

Bên cạnh đó, những trào lưu trên mạng xã hội cũng mang nhiều nguy cơ tiềm ẩn đối với người dùng. Do đó, người dùng cần phải cảnh giác với những trào lưu trên mạng xã hội, hạn chế tham gia khi chưa biết rõ nguồn gốc. 

Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đã tránh được những tác động trực tiếp và nặng nề từ COVID-19, nhưng thói quen làm việc từ xa, trao đổi thông tin qua mạng sẽ tiếp tục được duy trì và ngày càng phổ biến hơn.

Ngược lại, đại dịch toàn cầu lại ở một diễn biến khác, phức tạp và khó lường, vô tình “thúc đẩy” các hoạt động phạm tội của tin tặc kéo theo các vụ tấn công mã hóa dữ liệu và tống tiền trên quy mô lớn. Vì vậy, người dùng cần cảnh giác, đề phòng tấn công mạng.

Cách ”bơ” bài viết phiền toái trên Facebook mà không cần hủy kết bạn

Nếu bạn mệt mỏi khi thường xuyên thấy bài viết của ai đó trên Facebook nhưng bạn không muốn hủy kết bạn với họ, trường...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tiểu Minh ([Tên nguồn])
Internet Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN