Việt Nam đón siêu trăng non gần nhất 1.000 năm ngay mùng 1 Tết

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Vào rạng sáng mùng 1 Tết Quỹ Mão, Mặt Trăng sẽ ở vị trí áp sát Trái Đất nhất kể từ năm 1030 và tạo thành một "siêu trăng non".

Theo Time and Date, tại vị trí áp sát Mặt Trăng sẽ chỉ còn cách hành tinh của chúng ta 356.568 km. Điều này xảy ra vào lúc 20 giờ 54 phút ngày 21-1 theo giờ GMT, tức 3 giờ 54 phút sáng 22-1 (mùng 1 Tết Quý Mão) theo giờ Việt Nam.

Do đây vẫn là giai đoạn trăng non trong chu kỳ của Mặt Trăng nên nó được đặt biệt danh là "siêu trăng non".

Ảnh đồ họa mô tả bầu trời rạng sáng 22-1 với siêu trăng non màu đen - Ảnh: Starry Night Software

Ảnh đồ họa mô tả bầu trời rạng sáng 22-1 với siêu trăng non màu đen - Ảnh: Starry Night Software

Khoảng cách gần của Mặt Trăng thường khiến nó trở lên to lớn khác thường khi nhìn từ Trái Đất, nhưng theo tờ Space, điều tiếc nuối lớn nhất là trăng non là giai đoạn Mặt Trăng còn chìm trong vùng tối của Trái Đất.

Như vậy, cho dù Mặt Trăng vẫn ở đó và to lớn khác thường trong sự kiện ngàn năm có một này, Mặt Trời sẽ không thể đem ánh sáng cho nó, đồng nghĩa với việc chúng ta không thể quan sát được.

Để có thể thấy Mặt Trăng to lớn khác thường lần nữa, người Trái Đất sẽ phải đợi thêm... hơn 3 thế kỷ. Đó là vào ngày 20-1-2368. Mặt Trăng khi đó sẽ ở xa hơn vị trí của ngày mùng 1 Tết năm nay một chút - khoảng 9 km.

Tuy vô hình nhưng "siêu trăng bóng tối" này vẫn ảnh hưởng mạnh mẽ đến Trái Đất bằng một đợt thủy triều đặc biệt cao.

Những người yêu trăng cũng không nên quá tiếc nuối, bởi năm 2023 vẫn hứa hẹn đem tới 2 siêu trăng vô cùng ngoạn mục.

Với người dân ở múi giờ chuẩn GMT, đó sẽ là siêu trăng ngày 2-8 và "siêu trăng xanh" ngày 31-8. Trăng xanh là cụm từ dùng để chỉ trăng tròn lần thứ hai trong tháng. Với múi giờ GMT+7, người Việt Nam thường sẽ quan sát trăng tròn nhất với độ lệch 1 ngày.

2023: Từ Việt Nam, ngắm 9 lần bầu trời đổ ”mưa ánh sáng”

Theo dự báo của trang Time and Date, vào năm 2023 người Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng 9 đợt "mưa ánh sáng" ngoạn mục, bao gồm Quadrantids của tháng 1.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN