Viber tuyên bố không đọc tin nhắn của người dùng như nhiều hãng khác
Nhà phát triển ứng dụng Viber khẳng định không đọc tin nhắn để hiểu người dùng đang nghĩ gì và muốn gì nhằm hiển thị quảng cáo như nhiều công ty khác.
Có bao giờ bạn cảm thấy thắc mắc khi bất ngờ nhận được lời nhắc từ ứng dụng nhắn tin lúc đang lên kế hoạch gặp gỡ ai đó hoặc chỉ sau cuộc trò chuyện với bạn bè về chuyến du lịch sắp tới, các gợi ý địa điểm khách sạn bỗng được đề xuất trên bảng tin mạng xã hội? Đó là vì một số ứng dụng nhắn tin và mạng xã hội có thể xem các tin nhắn cá nhân của bạn và chúng sẽ trở thành nguồn dữ liệu vô cùng giá trị cho thuật toán của họ - hoặc cho các nhà quảng cáo.
Ứng dụng Viber mã hóa dữ liệu đầu cuối.
Việt Nam đứng thứ 9 toàn cầu trong danh sách các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất trong vụ rò rỉ thông tin của 87 triệu người dùng mạng xã hội thông qua Cambridge Analytica - một công ty tư vấn chuyên về khai thác dữ liệu và phân tích. Do những sự kiện xảy ra gần đây trong thế giới công nghệ, người dùng Việt Nam cần được cảnh báo về quyền riêng tư và sự bảo mật cho những dữ liệu cá nhân mà chính họ chia sẻ trên mạng xã hội.
Theo Rakuten - nhà phát triển ứng dụng Viber, các đoạn hội thoại, tin nhắn thoại hoặc cuộc gọi video dù với một người hay trong nhóm chat hàng trăm người, đều cần được giữ riêng tư và bảo mật hóa hoàn toàn. Đó là lý do tại sao họ đã thực hiện cẩn thận các bước để đảm bảo rằng dữ liệu của bạn luôn được bảo mật. Để chắc chắn điều đó, Viber sử dụng phương thức mã hóa end-to-end (mã hóa đầu cuối).
Theo đó, tất cả các cuộc trò chuyện cá nhân và nhóm bao gồm tin nhắn, cuộc gọi thoại và cuộc gọi video đều được đặt mã hóa ở chế độ mặc định chứ không phải tùy chọn, vì thế không có bất kỳ ai có thể thấy, đọc và nghe chúng - ngay cả Viber.
"Khi bạn gửi tin nhắn Viber, dù là trên máy tính xách tay hay điện thoại, dữ liệu đi từ thiết bị của người gửi đến thiết bị của người nhận sẽ ở dưới dạng mã ngẫu nhiên để chỉ có duy nhất thiết bị của người nhận mới có thể giải mã. Khi tin nhắn của bạn đã được gửi, không có bất kỳ dữ liệu nào được lưu trữ trên máy chủ của Viber. Trong trường hợp thiết bị của người nhận đang ngoại tuyến, Viber chỉ lưu trữ tin nhắn đó dưới dạng đã được mã hóa mà vẫn an toàn và bảo mật cho đến khi thiết bị của đối phương kết nối mạng để có thể nhận được những gì bạn gửi", nhà phát triển Viber khẳng định.
Trong khi các ứng dụng tin nhắn khác có thể yêu cầu bạn kích hoạt chế độ mã hóa bằng cách thủ công, mã hóa đầu cuối trên Viber được đặt ở chế độ mặc định để người dùng không phải lo lắng về việc phải bật tính năng này. Và nó đang trở thành chuẩn mực trên ứng dụng từ khi tính năng được khả dụng.
Ngay sau khi chuẩn mã hóa WPA2 của mạng Wi-Fi bị phát hiện có lỗ hổng, Cục An toàn Thông tin (thuộc Bộ Thông tin và Truyền...