Vệ tinh Trung Quốc có thể chụp chi tiết cả thành phố Mỹ chỉ trong vài chục giây
Chỉ trong vòng 42 giây, một vệ tinh cỡ nhỏ của Trung Quốc có thể chụp hàng loạt bức ảnh xung quanh thành phố của Mỹ, đủ sắc nét để nhận dạng một chiếc xe quân sự trên phố và xác định chính xác loại vũ khí mà nó đang chở. Các nhà khoa học Trung Quốc gọi đây là bước đột phá.
Bức ảnh chi tiết về một góc thành phố của Mỹ được vệ tinh Beijing-3 chụp
Được Trung Quốc phóng lên từ tháng 6 năm nay, vệ tinh thương mại Beijing-3 nặng 1 tấn vừa thực hiện việc quét khu vực lõi của Vịnh San Francisco, với diện tích khoảng 3.800 km2, các nhà khoa học tham gia dự án cho biết.
Hầu hết vệ tinh quan trắc Trái đất đều phải ổn định khi chụp để tránh làm nhoè ảnh. Nhưng trong thử nghiệm được thực hiện vào ngày 16/6, vệ tinh Beijing-3 đã xoay và lắc mạnh để thay đổi góc bắt sáng khi bay trên vùng Bắc Mỹ. Sự di chuyển này cho phép nó chụp một khu vực rộng hơn nhiều so với những vệ tinh khác.
Bức ảnh chụp ở độ cao 500km có độ phân giải 50 cm/pixel. Thử nghiệm chụp Bắc Mỹ và các khu vực khác cho thấy vệ tinh có thể chụp ảnh khi bản thân vệ tinh đang xoắn 10 độ/giây. Tốc độ này chưa từng thấy trong các vệ tinh trước đây.
“Trung Quốc bắt đầu khá muộn về công nghệ vệ tinh, nhưng đã đạt được nhiều bước đột phá chỉ trong một thời gian ngắn. Trình độ công nghệ của chúng ta đã đạt tới vị trí dẫn đầu thế giới”, nhà khoa học phụ trách dự án Yang Fang và các đồng nghiệp tại hãng vệ tinh DFH Satellite viết trong bài đăng trên tạp chí Kỹ thuật tàu vũ trụ số ra tháng này.
Dù có kích thước nhỏ và chi phí tương đối thấp, Beijing-3 được đánh giá là vệ tinh nhanh nhẹn nhất và có thể trở thành một trong những vệ tinh quan trắc Trái đất mạnh nhất từng được chế tạo, ông Yang khẳng định.
Một vệ tinh quay trên quỹ đạo thấp có thể quan sát được một dải đất thẳng và hẹp bên dưới. Nó phải quay quanh Trái đất nhiều lần hoặc phối hợp với các vệ tinh khác để chụp được cả một khu vực mong muốn.
Sự linh hoạt chưa từng có của vệ tinh Beijing-3 giúp nó thực hiện những nhiệm vụ quan sát trước đây được coi là bất khả thi về kỹ thuật, như chụp ảnh dòng sông Trường Giang uốn lượn hơn 6.300km từ cao nguyên Tây Tạng ra đến biển Hoa Đông chỉ bằng một lần bay từ phía bắc xuống phía nam Trung Quốc, ông Yang và các đồng nghiệp khẳng định.
Được trang bị trí tuệ nhân tạo, vệ tinh có thể lập lịch trình bay một cách độc lập để giám sát 500 khu vực quan tâm trên toàn thế giới bằng 100 lần quan trắc mỗi ngày.
Vệ tinh này cũng có thể phát hiện các mục tiêu và gửi ảnh về trạm kiểm soát mặt đất.
Thời gian phản hồi của Beijing-3 nhanh gấp 2-3 lần so với WorldView-4, vệ tinh quan trắc Trái đất hiện đại nhất của Mỹ với công nghệ tương tự, Yang và các đồng nghiệp khẳng định.
Theo bài viết, Beijing-3 quét được các dải rộng hơn 77% so với WorldView-4, trong khi trọng lượng chỉ bằng một nửa.
Tuy nhiên, vệ tinh Mỹ có một số ưu điểm vượt trội hơn trong các ứng dụng nhạy cảm. Kính viễn vọng rộng 1m của WorldView-4 có thể chụp ảnh chi tiết hơn, với độ phân giải 30cm/pixel. Dù không đủ sắc nét để đọc biển số xe trên phố nhưng độ phân giải cao như vậy có thể xác định loại phương tiện quân sự để phục vụ việc ước lượng khả năng tấn công, như tầm bắn.
Tuy nhiên, ông Yang cho rằng năng lực tổng thể của WorldView-4 không bằng Beijing-3. Khi điều chỉnh vị trí, WorldView-4 có thể bị rung, khiến chất lượng ảnh giảm xuống.
Hầu hết các hình ảnh vệ tinh của Trung Quốc đều phục vụ chính phủ và quân đội nước này.
Trung Quốc đã tiến hành hai vụ phóng vệ tinh viễn thám Yaogan trong tuần trước trong khi phần lớn thế giới chờ đợi xem...
Nguồn: [Link nguồn]