Vệ tinh Ấn Độ mất liên lạc với Trái Đất đúng ngày Thiên Cung 1 rơi
Tuy nhiên các quan chức tin tưởng họ có thể cứu được vệ tinh này để không gây lo ngại như Thiên Cung 1 vừa qua.
Hôm 29/3, ISRO (Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ) đã phóng vệ tinh GSAT-6A - vệ tinh viễn thông mạnh nhất của nước này từ trước đến nay vào quỹ đạo, tuy nhiên mới đây tổ chức này vừa xác nhận việc mất liên lạc với vệ tinh từ ngày 2/4, có thể do sự cố trong hệ thống điện.
Quá trình phóng tên lửa đẩy GSLV-F08 đưa GSAT-6A lên quỹ đạo thành công.
GSAT-6A được phóng lên bởi hệ thống tên lửa đẩy GSLV-F08. Quá trình phóng diễn ra hoàn toàn suôn sẻ và vệ tinh đã hoàn thành việc di chuyển vào quỹ đạo. GSAT-6A sau đó được yêu cầu thực hiện một hoạt động khác để nâng quỹ đạo của nó một ngày sau đó. Khoảng 4 phút sau khi điều này xảy ra, các quan chức đã mất liên lạc với vệ tinh.
Việc phóng thành công GSAT-6A được xem như là một thắng lợi to lớn cho chương trình không gian của Ấn Độ, tuy nhiên việc mất liên lạc trở thành thất bại cho quốc gia vốn đang tìm cách tăng cường lĩnh vực đầu tư vào công nghệ vũ trụ để cạnh tranh với các quốc gia khác. Quan trọng hơn đây là sự cố đã xảy ra lần thứ 2 chỉ trong 6 tháng. Trước đó cơ quan này đã gặp sự cố với hệ thống phóng PSLV.
Hệ thống vệ tinh GSAT-6A vừa bị mất liên lạc với ISRO.
May mắn là mọi thứ vẫn có thể trong tầm kiểm soát. Chủ tịch ISRO K. Sivan nói với Hindu rằng, theo số liệu tổ chức hiện có thì cơ quan này hy vọng có thể phục hồi vệ tinh trong thời gian sớm. Nếu mọi việc diễn biến tốt đẹp, họ có thể kiểm soát vệ tinh, mà không để nó bay lơ lửng trong vũ trụ rồi rơi về Trái đất như trạm không gian Thiên Cung 1 của Trung Quốc hôm 2/4.
Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đã có những bình luận liên quan tới vụ rơi trạm không gian Thiên Cung 1.