Vệ sinh máy lạnh giá bao nhiêu? Các bước thực hiện?
Người dùng có đầy đủ thiết bị vệ sinh, thiết bị đo dòng điện, áp suất gas,... hoàn toàn có thể tự vệ sinh máy lạnh tại nhà.
Giá vệ sinh máy lạnh
Mùa nắng nóng năm 2021 đã tới với nhiệt độ tăng cao, dự báo kéo dài ít nhất tới hết tháng 4. Giai đoạn này, máy điều hòa một chiều chỉ làm lạnh (máy lạnh) trở thành mặt hàng "siêu hot", kéo theo những người thợ điện lạnh cũng đắt "show". Do đặc thù của máy lạnh nên việc vệ sinh máy lạnh thường được thực hiện bởi những người thợ lành nghề với chi phí khoảng 150.000 - 180.000 đồng chưa bao gồm phí nạp gas (nếu có).
Chẳng hạn với Điện Máy Xanh, dịch vụ vệ sinh máy lạnh treo tường có công suất 1 - 2 ngựa (HP) là 150.000 đồng, phí nạp ga (nếu có) là 200.000 đồng. Nguyễn Kim cũng cung cấp dịch vụ vệ sinh máy lạnh với giá 140.000 đồng cho máy lạnh treo tường 1 - 3HP. Ngoài ra, những máy lạnh có công suất lớn hơn hay loại multi (1 dàn nóng - nhiều dàn lạnh) sẽ có chi phí cao hơn.
Bảng giá dịch vụ vệ sinh máy lạnh của Điện Máy Xanh.
Bảng giá dịch vụ vệ sinh máy lạnh của Nguyễn Kim.
Số lần bảo dưỡng sẽ tùy thuộc vào môi trường và tần suất sử dụng trong năm, nhưng dù rất ít sử dụng thì máy lạnh cũng cần được vệ sinh định kỳ. Theo khuyến cáo của hãng máy lạnh Gree, thời gian thích hợp để bảo dưỡng máy lạnh là 3 - 4 tháng 1 lần.
Cách vệ sinh máy lạnh tại nhà
Nếu không sở hữu máy lạnh có tính năng làm sạch tự động hay không có kinh nghiệm vệ sinh máy lạnh, người tiêu dùng không nên tự thực hiện mà không có người hướng dẫn. Ngược lại, người tiêu dùng có đầy đủ thiết bị vệ sinh, thiết bị đo dòng điện, áp suất gas,... hoàn toàn có thể tự vệ sinh máy lạnh tại nhà.
Bước 1: Mở máy kiểm tra tổng quát
Trước khi bảo trì, người dùng mở cho máy chạy để kiểm tra khả năng làm lạnh, máy có phát ra tiếng ồn nào bất thường không, motor quạt và motor đảo có hoạt động tốt không. Hãy đảm bảo tất cả đều bình thường trước khi vệ sinh.
Bước 2: Vệ sinh dàn lạnh
- Trước tiên, hãy tắt máy lạnh, ngắt hẳn CP nguồn điện của máy.
- Sau đó, mở nắp trên của mặt nạ dàn lạnh và tháo 2 lưới lọc bụi.
- Tiếp theo, dùng tua-vít mở các ốc vít giữ mặt nạ dàn lạnh và tháo xuống.
Vệ sinh dàn lạnh.
- Dùng bạc chuyên dụng bao lại dàn lạnh để hứng nước dơ khi vệ sinh máy và tránh nước văng ra ngoài.
- Dùng máy vệ sinh chuyên dụng xịt rửa dàn bay hơi, cánh quạt và thông đường nước thoát.
Lưu ý: Khi vệ sinh cánh quạt, hãy dùng tay giữ lại lăn từ từ và dùng khăn khô che lại phần bo mạch để tránh nước văng vào làm hỏng linh kiện.
Dùng bạc che chắn trong lúc vệ sinh.
- Xịt rửa mặt nạ dàn lạnh và lưới lọc.
Lau rửa mặt nạ dàn lạnh và lưới lọc.
- Tháo bạt, rồi dùng khăn lau khô nước còn sót lại.
- Gắn lại mặt nạ dàn lạnh, lưới lọc và bắt ốc vít lại kiên cố.
- Dùng khăn lau lại mặt nạ dàn lạnh một lần nữa cho sạch.
Lắp lại các bộ phận và lau sạch lần nữa.
Bước 3: Vệ sinh dàn nóng
Bước này đơn giản hơn so với việc vệ sinh dàn lạnh. Theo đó, người dùng chỉ việc xịt rửa dàn ngưng tụ của dàn nóng để loại bỏ những cặn bẩn. Lưu ý: Nếu xịt từ mặt trước nhớ dùng tua-vít giữ cánh quạt lại để tránh motor quạt dàn nóng chạy cưỡng bức gây cháy motor.
Bước 4: Mở máy kiểm tra thông số lần cuối
Sau khi vệ sinh dàn nóng và dàn lạnh xong, mở cho máy chạy và kiểm tra thông số dòng điện, gas,...
Vệ sinh máy lạnh bằng chức năng tự động
Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện điều hòa không khí tích hợp khả năng tự làm sạch, như công nghệ tự động làm sạch G-Clean trên dòng điều hòa Pular của Gree. Hãy sản xuất khuyến cáo người dùng nên sử dụng một lần mỗi tháng.
Người dùng có thể tự điều chỉnh công nghệ này ngay tại nhà với thao tác đơn giản là nhấn giữ tổ hợp phím FAN + MODE trong vòng 5 giây. Khi đó, điều hoà sẽ được làm sạch thông qua 4 bước: Ngưng tụ - Đóng băng - Rã đông - Sấy khô. Hoàn thành, nó sẽ loại bỏ bụi bẩn tích tụ bên trong dàn lạnh, tối ưu hoá khả năng làm lạnh của máy và giúp luồng không khí lạnh trong lành hơn.
Để hóa đơn tiền điện không tăng "phi mã" trong mùa nắng nóng này, người tiêu dùng phải lưu ý nhiều chi tiết khi...
Nguồn: [Link nguồn]