Vật thể méo mó bay gần Trái Đất chứa xác sinh vật ngoài hành tinh?

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Cơ quan Thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) vừa tiết lộ kế hoạch tiếp cận Phobos - mặt trăng của Sao Hỏa - đề tìm "hài cốt" sinh vật ngoài hành tinh vào năm 2024.

Theo JAXA, mặt trăng ngoài hành tinh ở gần Trái Đất nhất này có thể chính là chìa khóa để xác định có phải Sao Hỏa từng có sự sống hay không.

Sao Hỏa và Phobos - Ảnh đồ họa từ dữ liệu NASA

Sao Hỏa và Phobos - Ảnh đồ họa từ dữ liệu NASA

Tiến sĩ Ryuki Hydo, người đứng đầu nghiên cứu, trả lời phỏng vấn của Daily Mail: "Phobos rất độc đáo về mặt vị trí so với hành tinh mẹ của nó, quay với một quỹ đạo rất gần Sao Hỏa".

Với sự gần gũi này, JAXA tin rằng nếu Sao Hỏa từng có sinh vật ngoài hành tinh tồn tại, thì những tác động không gian dư sức đem các dấu vết sự sống đó lên mặt trăng của nó, và lưu giữ lại sau nhiều triệu, nhiều tỉ năm.

Các nhà khoa học gọi thứ họ tìm kiếm là SHIGAI, có thể hiểu như dấu vết sinh học cổ đại đã được khử và chiếu xạ khắc nghiệt, có thể tồn tại dưới dạng tàn tích của vi sinh vật hoặc các đoạn DNA.

Tiến sĩ Hydo tiết lộ nhóm của ông sẽ khởi động xứ mệnh "Martiian Moons eXploration", viết tắt là MMX, vào năm 2024, thu thập vật liệu từ bề mặt của Phobos và đưa chúng trở lại Trái Đất 5 năm sau đó.

Phobos là mặt trăng duy nhất đang hiện hữu quanh Sao Hỏa, nhỏ bé và méo mó, từng được NASA nghi ngờ là một mảnh còn sót lại của một mặt trăng lớn hơn.

NASA chụp được ”cổng địa ngục” vũ trụ: Thứ chưa từng thấy bao vây lỗ đen

Một cảnh tượng chưa từng thấy đã được ghi lại bởi Đài quan sát tia X Chandra của NASA và Đài quan sát Neil Gehrels Swift:...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN