Vật thể cách 2 tỉ năm ánh sáng tấn công, bầu trời Trái Đất nhiễu loạn

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

GRA 221009A, "quái vật" mạnh mẽ và chết chóc, đã giải phóng tia gamma mạnh nhất từng được phát hiện trong bầu khí quyển Trái Đất.

Sử dụng các dữ liệu quan sát vệ tinh bao gồm sứ mệnh của Phòng thí nghiệm Vật lý thiên văn tia gamma quốc tế của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), các nhà khoa học chứng minh rằng GRA 221009A thực sự đã làm nhiễu loạn mạnh tầng điện ly của Trái Đất.

Tầng điện ly là một vùng bị ion hóa của bầu khí quyển Trái Đất, bắt đầu ở độ cao khoảng 50 km, chiếm một phần tầng trung lưu và tầng nhiệt. Điện trường của nó có thể bị nhiễu loạn bởi các vụ tấn công năng lượng cao của vũ trụ.

Cú bùng nổ tia gamma từ GRA 221009A là một điển hình, theo Sci-News.

Cách mà một tia gamma cực mạnh tấn công Trái Đất - Đồ họa - ESA

Cách mà một tia gamma cực mạnh tấn công Trái Đất - Đồ họa - ESA

Theo TS Peitro Ubertini từ Viện Vật lý thiên văn quốc gia Mỹ, họ đã đo đạc các tia gamma từ 1960 đến nay và đây là tia mạnh nhất từng được tìm thấy. TS Mirko Piersanti từ Đại học L'Aquila (Ý) cũng chung quan điểm.

Nó mạnh tới nỗi "đối thủ" xếp hàng thứ hai yếu hơn nó tới 10 lần. Theo các thống kê, cứ khoảng 10.000 năm Trái Đất sẽ bị tia gamma tấn công một lần như vậy.

"Quái vật" GRA 221009A được xác định là một siêu tân tinh, tức một ngôi sao phát nổ về cuối đời. Trước đây từng có các nghiên cứu cho thấy nếu phát nổ quá gần, các siêu tân tinh hoàn toàn có thể gây hại nghiêm trọng cho mọi sự sống trên địa cầu.

Rất may GRA 221009A nằm cách chúng ta gần 2 tỉ năm ánh sáng nên thiệt hại chỉ dừng lại ở một chút nhiều loạn ở tầng điện ly mà rất nhiều đài thiên văn đã cùng ghi nhận.

Trong 800 giây tia gamma từ GRA 221009A tác động vào ngày 9-10-2022, các máy dò sét của Ấn Độ đã bị kích hoạt. Các thiết bị ở Đức cũng thu được tín hiệu cho thấy tầng điện ly của Trái Đất bị xáo trộn trong vài giờ.

Dữ liệu bất ngờ này mang lại cho các nhà khoa học nền tảng để hiểu về cách các tia vũ trụ có thể tác động đến một hành tinh, cũng như củng cố ý tưởng rằng nếu một siêu tân tinh xuất hiện ngay trong chính thiên hà của chúng ta, nó sẽ là một tin cực xấu.

"Trong trường hợp xấu nhất, vụ nổ sẽ không chỉ ảnh hưởng đến tầng điện ly mà còn có thể làm hỏng tầng ozone, cho phép bức xạ cực tím độc hại từ Mặt Trời chiếu thẳng vào Trái Đất" - TS Piersanti nói.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications.

Xuất hiện hành tinh giống Trái Đất, chỉ cách 22 năm ánh sáng

Đó là một hành tinh đá mang tên LTT 1445 Ac, quay quanh một ngôi sao lùn đỏ nhỏ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN