"Vật cản động" xuất hiện trong cuộc thi lập trình xe tự hành quốc tế do VN tổ chức

Sự kiện: Công nghệ

Ngoài các thách thức từ các mùa trước như xe đi đúng làn đường, đi theo biển báo giao thông, tránh chướng ngại vật tĩnh, xử lý ánh sáng thay đổi…, thí sinh sẽ đối diện với thử thách lớn nhất là “vật cản động”.

Ngày 10/10, cuộc thi lập trình xe tự hành quốc tế - Cuộc đua số mùa 2019 - 2020 đã chính thức được khởi động. Với tổng giá trị giải thưởng hơn 2,2 tỷ đồng, năm nay, cuộc thi dự kiến bổ sung 2 điểm thi vòng loại quốc tế.

Cuộc đua số 2019 - 2020 do FPT và VTV đồng tổ chức, được bảo trợ bởi Bộ Khoa học & Công nghệ. Mùa thi này, sinh viên sẽ phải vượt qua những thử thách công nghệ phức tạp hơn nhiều so với các mùa thi trước đó và có cơ hội nhận giải thưởng giá trị hơn.

Xe tự hành của Cuộc đua số mùa 3.

Xe tự hành của Cuộc đua số mùa 3.

Trong mùa thứ 4, Cuộc đua số sẽ tổ chức 2 điểm thi quốc tế với đội thi đến từ nhiều quốc gia khác nhau, để lựa chọn 02 đội thi quốc tế thi đấu chung kết cùng 08 đội xuất sắc nhất của các trường đại học Việt Nam. Các đội thi sẽ phải ứng dụng công nghệ xử lý ảnh, học máy, học sâu… để lập trình cho xe tự định vị tìm đường đi ngắn nhất, di chuyển trên cung đường bất kỳ và vượt qua các thử thách trong điều kiện mô phỏng môi trường thực tế. Mô hình xe được sử dụng có kích thước bằng 1/7 xe thật, đạt tốc độ tối đa 50km/h. 

Các đội thi sẽ có cơ hội nhận tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 2,2 tỷ đồng, trong đó bao gồm những giải thưởng công nghệ đặc biệt như học bổng tiến sĩ trí tuệ nhân tạo, khóa đào tạo lập trình ứng dụng trên ô tô, chuyến trải nghiệm công nghệ tại Mỹ, và học bổng học tiếng Anh. Top 4 đội xuất sắc nhất sẽ được thực tập và cùng giải quyết các bài toán công nghệ mới nhất tại Tập đoàn FPT.

Toàn cảnh sân đua trong Cuộc đua số mùa 3.

Toàn cảnh sân đua trong Cuộc đua số mùa 3.

Năm nay, ngoài các thách thức từ các mùa trước như xe đi đúng làn đường, đi theo biển báo giao thông, tránh chướng ngại vật tĩnh, xử lý ánh sáng thay đổi…, thí sinh sẽ đối diện với thử thách lớn nhất là “vật cản động”. Cụ thể, tại vòng chung kết, chiếc xe tự hành của các đội thi  sẽ phải tránh các xe đi thuận, ngược chiều, người đi bộ ngẫu nhiên. Ngoài ra, xe cũng sẽ phải đỗ vào đúng vị trí trong bãi đỗ theo nhiều cách khác nhau.

Thí sinh được thừa hưởng toàn bộ mã nguồn mở - thành quả nghiên cứu của các đội thi những mùa trước, giúp họ có thêm thời gian tập trung nghiên cứu các bài toán mới theo thử thách của năm nay. Cụ thể, FPT sẽ cung cấp cho thí sinh phần mềm mô phỏng phiên bản 2019 - 2020, bổ sung thêm xử lý ảnh chiều sâu (RGB-depth images), và thiết bị cho xe mô hình (bộ quét Lidar 360 - 2D, 04 cảm biến Sonar ở 4 góc xe, bộ đo phản hồi tốc độ động cơ,...)

Sau ba mùa tổ chức, nhờ những giá trị thiết thực mang lại cho sinh viên Việt, Cuộc đua số đã thu hút hàng ngàn thí sinh đến từ các trường đại học hàng đầu trong và ngoài nước. Học viện Kỹ thuật Quân sự là trường đang giữ ngôi vô địch hai mùa (mùa đầu tiên năm 2016 - 2017 và mùa thứ ba 2018 - 2019), Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội vô địch mùa thứ hai năm 2017 - 2018.

Kịch tính cuộc thi đua xe tự hành ”vòng quanh Việt Nam và từ Việt Nam đến Mỹ”

Sau khi trải qua 2 vòng thi căng não và hết sức kịch tính, đội MTA - R4F đến từ Học viện Kỹ thuật Quân sự đã trở...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN