Vài tỉ năm nữa, Trái Đất sẽ bị bắt bởi một "thây ma kim cương"?

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Một khối "kim cương vũ trụ" đang hình thành cách chúng ta 104 năm ánh sáng đem thêm một kịch bản về tương lai ngôi sao mẹ của trái đất.

Đa số các ngôi sao cỡ mặt trời hoặc nhỏ hơn, lớn hơn vài lần sẽ sụp đổ thành sao lùn trắng trong giai đoạn cuối đời, là dạng "thây ma" đã cạn năng lượng về mặt cơ bản nhưng vẫn còn một số hoạt động, trước khi chính thức phát nổ thành một siêu tân tinh, hòa lẫn vật chất còn lại vào vũ trụ.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu quốc tế dẫn đầu bởi tiến sĩ Alexander Venner từ Đại học Nam Queensland (Úc) đã phát hiện ra một kết cục khác của sao lùn trắng: Hóa thành kim cương.

Ảnh đồ họa mô tả sao lùn trắng hóa kim cương - Ảnh: TRUNG TÂM VẬT LÝ THIÊN VĂN HAVARD-SMITHSONIAN

Ảnh đồ họa mô tả sao lùn trắng hóa kim cương - Ảnh: TRUNG TÂM VẬT LÝ THIÊN VĂN HAVARD-SMITHSONIAN

Theo Science Alert, viên kim cương vũ trụ đang hình thành là HD 190412c, khoảng 4,2 tỉ năm tuổi, thuộc một hệ gồm 3 ngôi sao khác đã biết gọi là HD 190412.

Sử dụng dữ liệu từ vệ tinh lập bản đồ bầu trời cực mạnh - tàu vũ trụ Gaia của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), nhóm của tiến sĩ Venner đã phát hiện HD 190412 đang kết tinh mạnh mẽ nhờ thành phần giàu carbon và oxy.

Chưa rõ nó sẽ thành một khối kim cương theo nghĩa đen hay thành một loại "siêu kim cương" chưa thể hình dung, bởi mật độ của sao lùn trắng (hơn 1 triệu kg/m3) còn dày đặc hơn mật độ của kim cương trên Trái Đất (3.500 kg/m3).

Nhưng về lý thuyết, trong vũ trụ có tồn tại các đồng vị carbon cho phép ngôi sao này làm điều đó.

Mặt rời cũng là sao và cũng sẽ sụp đổ thành sao lùn trắng, nên phát hiện mới là một kịch bản khác về tương lai của nó - bên cạnh kịch bản phổ biến nhất là nổ thành siêu tân tinh, dự kiến sẽ xảy ra khoảng 5 tỉ năm tới.

Kịch bản siêu tân tinh khả dĩ hơn, bởi mặt trời có thành phần chính là heli và hydro, lượng carbon và oxy thấp hơn nhiều ngôi sao vừa phát hiện.

Tuy nhiên, việc trái đất của chúng ta sau này có quay quanh một khối kim cương hay bơ vơ vì mất hẳn sao mẹ cũng chưa chắc chắn, bởi chúng ta chỉ có thể đến được giai đoạn đó nếu thoát được giai đoạn "sao khổng lồ đỏ" của sao mẹ.

Trước khi hóa sao lùn trắng, nó sẽ bùng lên một lần cuối cùng thành một khối cầu to hơn hiện tại nhiều, màu đỏ. Ngôi sao khổng lồ đỏ hấp hối này quá to nên có thể vô tình nuốt gọn cả vài hành tinh gần nhất, bao gồm Sao Thủy, Sao Kim và có thể cả trái đất, một số nghiên cứu trước đây dự đoán.

Nguồn: [Link nguồn]

Phát hiện ”quái vật huyền thoại” đang sinh ra trực tiếp trên bầu trời

Các nhà khoa học đã có cơ hội đầu tiên quan sát trực tiếp sự ra đời của một Wolf-Rayet, lớp sao "quái vật" rất kinh khủng của vũ trụ, vẫn còn phủ nhiều bí ẩn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN