Ưu thế khó ngờ từ phát thanh viên ảo đầu tiên trên thế giới

Sự kiện: Công nghệ

Cơ quan tin tức Xinhua của Trung Quốc mới đây đã khiến giới công nghệ ngỡ ngàng khi ra mắt phát thanh viên ảo, một dạng hình ảnh kỹ thuật số không khác gì con người thực tế, có khả năng đọc tin tức bằng giọng nói được tổng hợp từ máy tính.

uất hiện trên màn hình, AI dẫn chương trình có hình ảnh là một nam giới mặc vest và đeo cà vạt. Hình ảnh này mô phỏng theo hình ảnh đời thực của một người dẫn chương trình Xinhua có tên Zhang Zhao.

"Tôi sẽ làm việc không mệt mỏi để mang đến thông tin cho khán giả, vì tin tức sẽ được nhập không ngừng vào hệ thống của tôi", người dẫn chương trình AI nói trong một đoạn video giới thiệu.

Phiên bản AI dẫn chương trình tin tức tiếng Trung Quốc, cũng dựa trên hình mẫu một phát thanh viên là người thật khác của Xinhua, cũng được giới thiệu tại hội nghị ở Wuzhen.

Ưu thế khó ngờ từ phát thanh viên ảo đầu tiên trên thế giới - 1

Cơ quan tin tức Xinhua của Trung Quốc đã khiến giới công nghệ ngỡ ngàng khi ra mắt phát thanh viên ảo.

Phát thanh viên ảo là sản phẩm của dự án kết hợp giữa Xinhua và công ty Sogou. Các phát thanh viên ảo hiện có sẵn trên các nền tảng di động và Internet của Xinhua như các ứng dụng chính thức của Xinhua bản tiếng Trung và tiếng Anh, tài khoản WeChat và các trang web xem truyền hình trực tuyến.

Không rõ chính xác công nghệ nào đã được ứng dụng để tạo ra phát thanh viên ảo, nhưng có vẻ như Xinhua đã áp dụng các nghiên cứu học máy và AI mới nhất, sử dụng hình ảnh của một phát thanh viên có thực làm cơ sở, sau đó dùng kỹ xảo máy tính để đồ họa từ khẩu hình đến khuôn mặt.

Công nghệ vẫn còn có giới hạn. Ta có thể thấy trong video, phát thanh viên ảo chưa thể hiện được nhiều cảm xúc, giọng nói rõ ràng là được tạo ra bằng công nghệ. Nhưng với machine learning đang học được ngày một nhiều, công nghệ sẽ sớm chạm tới mức "thực tế".

Xinhua cho biết đang thực hiện những cải tiến nhanh chóng và công chúng sẽ khó phân biệt được giữa phát thanh viên ảo và phát thanh viên thực trong tương lai.

Các phát thanh viên nổi tiếng ở Mỹ thường được trả lương rất cao, điển hình như Anderson Cooper của CNN với mức lương 100 triệu USD/năm, Diane Sawyer của ABC và Sean Hannity của Fox News kiếm được 80 triệu USD/năm mỗi người.

Ở Trung Quốc, nghề phát thanh viên được trả lương ít hơn nhưng cũng chiếm một khoản chi tương đối cao trong công tác sản xuất tin tức truyền hình.

Các phát thanh viên ảo đều có thể làm việc 24 giờ không nghỉ, trên bất kì nền tảng truyền thông nào. Bằng công nghệ mới, chi phí sản xuất giảm xuống và độ hiệu quả sẽ tăng lên.

Trung Quốc: Hiệu trưởng bị sa thải vì ăn cắp điện để đào tiền ảo

Báo chí Trung Quốc đưa tin hiệu trưởng một trường trung học đã bị đuổi việc sau khi dùng điện của trường để đào...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PV ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN