Ứng dụng PC-Covid, VNEID và Sổ sức khỏe điện tử khác gì nhau?

Mỗi ứng dụng có một vai trò khác nhau trong việc hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19.

Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long và Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc đã chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương quán triệt một số nội dung về tiêm chủng COVID-19 và giải pháp xác thực, liên thông dữ liệu tiêm chủng với dữ liệu quốc gia về dân cư.

Tham dự hội nghị còn có Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng; các Thứ trưởng Bộ Y tế: Đỗ Xuân Tuyên, Trần Văn Thuấn; lãnh đạo các đơn vị chức năng của Bộ TT&TT, Bộ Y tế, Bộ Công an; lãnh đạo UBND các tỉnh, quận, huyện, xã, phường; đại diện lãnh đạo y tế, công an các cấp tại gần 11.000 điểm cầu tại các địa phương.

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến với gần 11.000 điểm cầu. (Ảnh: mic.gov.vn)

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến với gần 11.000 điểm cầu. (Ảnh: mic.gov.vn)

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Ngày 14/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã họp với lãnh đạo 3 Bộ: Y tế, TT&TT và Công an, giao nhiệm vụ cho 3 Bộ này và Viettel là công ty phát triển phần mềm, phải hợp tác chặt chẽ, đúng vai, mục tiêu cuối cùng là phục vụ người dân, việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm.

Theo đó, Bộ Y tế, Bộ TT&TT và Bộ Công an đã thống nhất rằng: Chỉ có một ứng dụng (app) duy nhất hỗ trợ phòng, chống dịch là PC-Covid, do 3 Bộ phối hợp triển khai. App PC-Covid tích hợp các chức năng từ những ứng dụng trước đây (Bluezone, NCOVI,…) thành một ứng dụng thống nhất.

Ứng dụng PC-Covid.

Ứng dụng PC-Covid.

PC-Covid là ứng dụng chỉ phòng, chống dịch COVID-19 và có tính thời điểm. Khi bệnh dịch kết thúc, Ban Chỉ đạo Quốc gia sẽ xem xét, đánh giá, quyết định về việc kết thúc việc sử dụng PC-Covid.

VNEID do Bộ Công an chủ trì, là ứng dụng phục vụ định danh người dân, xác thực người dân và các nghiệp vụ quản lý nhà nước khác theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ Công an. Vì vậy, VNEID là ứng dụng tồn tại lâu dài để phục vụ xã hội.

Sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) do Bộ Y tế chủ trì và thay thế cho y bạ giấy. Với ứng dụng này, mỗi người dân có một hồ sơ sức khỏe điện tử. Người dân sẽ sử dụng ứng dụng cho để đi khám chữa bệnh và đi tiêm chủng không chỉ COVID-19 mà còn tiêm chủng nhiều bệnh khác.

Các Bộ cũng đã thống nhất dùng một mã QR trên thẻ căn cước công dân để định danh công dân. Đối với những mã QR sinh ra từ ứng dụng thì phải thống nhất áp dụng định dạng chuẩn do Bộ TT&TT ban hành để đảm bảo liên thông, chia sẻ dữ liệu với nhau.

Mã QR dùng chung cho mọi ứng dụng COVID-19: Bên trong có gì?

Mỗi người được cấp một mã QR như nhau dù cài ứng dụng phòng, chống dịch COVID-19 nào. Vậy, bạn có biết cấu trúc bên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Ứng dụng PC-Covid phòng COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN