Ứng dụng AI vào chuyển đổi số ngành Luật tại Việt Nam

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần được ứng dụng vào ngành Luật, từ trường đại học cho tới tòa án.

Đầu tháng 6/2024, Trường Đại học Luật TP.HCM (ULAW) đã công bố mục tiêu chuyển đổi số trong đào tạo, ứng dụng các giải pháp công nghệ vào quy trình giảng dạy, nghiên cứu và quản lý, thông qua việc hợp tác với tập đoàn công nghệ FPT.

Theo đó, ULAW và FPT sẽ hợp tác ở ba nội dung chính: Tư vấn xây dựng chiến lược và lộ trình chuyển đổi số; Hợp tác xây dựng, phát triển nền tảng, phần mềm ngành Luật; Kết hợp các chương trình đào tạo, thực tập, tập huấn và hợp tác trong tuyển dụng.

AI đang được ứng dụng ngày càng sâu rộng vào ngành Luật. (Ảnh minh họa)

AI đang được ứng dụng ngày càng sâu rộng vào ngành Luật. (Ảnh minh họa)

Cụ thể, ở nội dung đầu tiên, FPT sẽ tư vấn chiến lược và lộ trình chuyển đổi số, xây dựng ULAW trở thành cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành, hiện đại, nhằm hướng ULAW tới mô hình đại học thông minh, đại học số. Qua đó, ULAW sẽ thuận tiện trao đổi dữ liệu và có khả năng mở rộng để phù hợp với quá trình chuyển đổi số của các bộ chủ quản.

Cùng với đó, hai bên cùng hợp tác xây dựng, phát triển các nền tảng, phần mềm ngành Luật nhằm phục vụ các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở đào tạo pháp luật trên cả nước. Trong đó, FPT sẽ xây dựng các sản phẩm phần mềm phục vụ đào tạo, nghiên cứu pháp luật, hỗ trợ pháp lý, lấy AI làm công nghệ cốt lõi trong tất cả các khâu từ phát triển sản phẩm đến triển khai, kinh doanh.

Họ cũng sẽ kết hợp các chương trình đào tạo ở những lĩnh vực liên quan tới hoạt động của hai bên, trong đó đặc biệt chú trọng đào tạo về AI và Luật Sở hữu trí tuệ. Hai bên cùng hợp tác xây dựng thí điểm môn "Luật và Trí tuệ nhân tạo" vào trong chương trình đào tạo của ULAW.

Ngoài ra, tập đoàn FPT cam kết sẽ hỗ trợ sinh viên ULAW, tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thực tập, trải nghiệm thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao chất lượng nguồn lực lao động. Thực tế hiện nay, gần 35% số lượng cán bộ ở bộ phận pháp chế tại FPT đang là cựu sinh viên Đại học Luật TP.HCM.

Trước đó, ngay từ đầu năm 2022, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã đưa vào vận hành Trung tâm giám sát và điều hành hoạt động Tòa án nhân dân cho Tòa án nhân dân tối cao. Đây là một trong những hệ thống trọng tâm nhằm thúc đẩy chuyển đổi số Tòa án, hướng đến xây dựng Tòa án điện tử.

Cùng với đó, phần mềm Trợ lý ảo hỗ trợ cho Thẩm phán và Nền tảng xét xử trực tuyến cũng đã được Viettel cùng Tòa án nhân dân tối cao đưa vào triển khai phục vụ hoạt động nghiệp vụ. Dự án do Viettel phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao thiết kế, xây dựng, tích hợp và triển khai, giúp theo dõi, giám sát, điều hành hoạt động của gần 770 tòa án nhân dân trên toàn quốc.

Hệ thống phần mềm trợ lý ảo có khả năng thực hiện các yêu cầu tìm kiếm thông tin dựa trên câu hỏi, khẩu lệnh của thẩm phán nhằm hỗ trợ công tác tra cứu và ra quyết định, rút ngắn thời gian xử lý vụ việc. Hơn 100 thẩm phán, chuyên gia đã tham gia vào quá trình thẩm định nội dung, thông minh hóa hệ thống nhờ công nghệ AI. Trong thời gian tới, trợ lý ảo được kỳ vọng có khả năng hỗ trợ đoán định tư pháp, có thể trả lời về tội danh hoặc dạng tranh chấp dân sự dựa trên dữ liệu về hành vi, tình huống pháp lý...

Nguồn: [Link nguồn]

Trợ lý ảo được kỳ vọng có khả năng hỗ trợ đoán định tư pháp, có thể trả lời về tội danh hoặc dạng tranh chấp dân sự dựa trên dữ liệu về hành vi, tình...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NGỌC PHẠM ([Tên nguồn])
Chuyển đổi số Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN