Ô tô hay xe máy đang gây kẹt xe ở TP.HCM và Hà Nội?

Câu hỏi này luôn gây tranh cãi giữa nhóm người đi ô tô và xe máy.

“Đốt” thời gian vì kẹt xe và tìm chỗ đỗ xe

Theo một kết quả nghiên cứu do Uber và Công ty nghiên cứu thị trường Audience Project thực hiện trong tháng 7 và tháng 8/2017, dường như người dân TP.HCM và Hà Nội đang dần từ bỏ ý định sở hữu ô tô riêng để chuyển sang sử dụng các dịch vụ chia sẻ xe. Một trong những lý do quan trọng là đi ô tô riêng khiến họ phải tốn quá nhiều thời gian tìm chỗ đỗ xe cũng như thời gian “chôn chân” tại các điểm kẹt xe, chưa kể thiệt hại khó đong đếm khi bị lỡ nhiều công việc quan trọng.

Ô tô hay xe máy đang gây kẹt xe ở TP.HCM và Hà Nội? - 1

Kết quả khảo sát về thời gian mà người sử dụng ô tô riêng phải tiêu tốn để tìm chỗ đỗ xe.

Cụ thể, tại TP.HCM và Hà Nội tương ứng có 68% và 77% người sở hữu ô tô riêng cho biết, họ từng bỏ lỡ hoặc trễ việc quan trọng vì gặp rắc rối khi tìm chỗ đậu xe. Trong đó, lễ cưới là sự kiện quan trọng mà họ bị trễ giờ nhiều nhất.

Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra một con số rất đáng suy ngẫm, đó là thời gian người sử dụng phương tiện riêng đã phải tiêu tốn vì nạn kẹt xe. Theo đó, 76% người dân TP.HCM tiêu tốn hơn 30 phút mỗi ngày tại các điểm kẹt xe, riêng người đi ô tô phải tiêu tốn tới 51 phút mỗi ngày. Trong khi đó, mỗi ngày, trung bình người dân Hà Nội phải tiêu tốn 58 phút tại các điểm kẹt xe.

"Vỡ trận" giao thông do ô tô hay xe máy?

Theo các nghiên cứu, xe máy chiếm một diện tích mặt đường nhỏ hơn nhiều so với ô tô. Tuy số lượng xe máy tại Việt Nam vượt xa ô tô, nhưng cơ sở hạ tầng lại không phù hợp cho ô tô lưu thông số lượng lớn. Cụ thể, TP.HCM hiện có hơn 640.000 ô tô và khoảng 7,4 triệu xe máy. Theo tính toán, một người đi xe máy chỉ chiếm 1,2 mét vuông mặt đường; trong khi một ô tô chiếm hơn 6 mét vuông, và không phải lúc nào cũng có đủ người trên ô tô, nhiều khi trên một ô tô 5 chỗ, thậm chí 7 chỗ chỉ có 1 người ngồi..

Ô tô hay xe máy đang gây kẹt xe ở TP.HCM và Hà Nội? - 2

Kẹt xe ở TP.HCM thường gắn liền với câu hỏi do ô tô hay xe máy?

Đánh giá về cơ sở hạ tầng giao thông của TP.HCM, TS Võ Kim Cương - nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TP.HCM nhận định, cơ sở hạ tầng hiện tại không phù hợp với xe ô tô. “Phần lớn diện tích của TP.HCM là phát triển tự phát từ thời chiến tranh, không theo quy hoạch. Phần lớn là cấu trúc đường hẻm, chỉ có một số khu vực trung tâm thành phố có cấu trúc bàn cờ, có đường ô tô”, TS nêu thực trạng.

Những phân tích nói trên được cho là phù hợp với kết quả nghiên cứu của Uber và Công ty nghiên cứu thị trường Audience Project. Vì vậy, trong ngắn hạn chưa thể giải quyết ngay vấn đề hạ tầng, diện tích mặt đường,… thì giải pháp trước mắt có thể nghĩ đến là hạn chế ô tô cá nhân, có thể tận dụng các ứng dụng chia sẻ phương tiện. Kết quả thực tế từ khảo sát trên cũng cho thấy, 42% người có ô tô đồng ý sử dụng các dịch vụ chia sẻ xe là phương thức thay thế khả thi, và 31% cho rằng chia sẻ xe có thể thay thế ô tô cá nhân hoàn toàn.

Chuyên gia phân tích việc giới hạn lượng xe Grab, Uber tại Việt Nam

Tỉ lệ lấp đầy Uber, Grab là hơn 75%, còn taxi truyền thống chỉ được 25%. Như vậy, 3 chiếc taxi truyền thống mới có hiệu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Tranh cãi quanh taxi Uber Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN