Từ vụ clip Momo tràn ngập YouTube: Năng lực bảo vệ trẻ em trên mạng đang ở mức yếu kém
Đại diện Cục Trẻ em, Bộ LĐ,TB&XH thẳng thắn cho rằng năng lực quản lý, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng hiện còn rất hạn chế. Hệ thống bảo vệ trẻ em chưa đủ điều kiện ngăn chặn kịp thời các yếu tố nguy cơ từ môi trường mạng.
Hình ảnh quái dị của Momo xuất hiện trong clip đe dọa trẻ em trên YouTube (clip hiện đã bị Google xóa)
Vài ngày gần đây, dư luận đang nhắc đến nhiều những mối nguy hại liên quan đến trò “Thử thách Momo”, trong đó có những clip xuất hiện trên YouTube với hình ảnh kinh dị, lời thoại bạo lực khiến cho trẻ em lo sợ.
Lấy ví dụ với một clip ICTnews đã phản ánh lên Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ TT&TT mới đây (hiện clip này đã bị Google xóa - PV), nhân vật Momo với giọng nói ghê rợn tuyên bố trong 1 clip phim hoạt hình: “Xin chào, tôi là Momo. Tôi là cơn ác mộng tồi tệ nhất của bạn. Tôi định giết bạn. Tôi sẽ giết bạn. Tối nay tôi sẽ ngủ cùng bạn và đến sáng bạn tiêu đời. Hãy nhìn vào mắt tôi”.
Các chuyên gia nhận định, đây là một hình thức bắt nạt, đe dọa trên mạng, khiến cho đối tượng còn non nớt về tâm lý như trẻ vị thành niên sẽ dễ bị lo sợ, hoặc thậm chí hoảng loạn, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, lực học.
Liên quan đến vấn đề bắt nạt trên mạng, bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) chỉ ra rằng, một số thống kê gần đây cho thấy trên thế giới cứ 4 trẻ từ 12 đến 17 tuổi thì 1 trẻ là nạn nhân của nạn bạo lực trên Internet.
Còn tại Việt Nam, nghiên cứu của Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định cứ 10 học sinh thì có 3 bị bắt nạt trực tuyến.
“Bắt nạt qua mạng có thể xảy ra 24 giờ trong một ngày và nó có thể tấn công bất cứ khi nào, thậm chí khi trẻ ở một mình”, bà Vân Anh nhấn mạnh, đồng thời nhận định kẻ bắt nạt có thể ẩn danh, rất khó và đôi khi là không thể tìm ra.
Ở mức độ nguy hại, sau khi những hình ảnh, tin nhắn quấy rối đã được đăng lên sẽ rất dễ bị phát tán và khó kiểm soát. Do đó, dù bắt nạt thông qua công nghệ hay trực tiếp bắt nạt ngoài đời thực, hậu quả cũng giống nhau.
Trẻ dễ bị tổn thương qua chính môi trường mạng. Ảnh minh họa: Internet
Trẻ bị bắt nạt qua mạng có thể gặp phải những hậu quả như buộc sử dụng rượu và ma túy, bỏ học, không muốn đến trường khiến kết quả học sa sút. Ngoài ra, có lòng tự trọng thấp hơn những đứa trẻ khác, thường gặp những vấn đề về sức khỏe…
Trước thực tế nói trên, các phụ huynh, nhà trường, cơ quan quản lý cần vào cuộc quyết liệt hơn để xây dựng những giá trị tốt đẹp cho trẻ. Cần có nhiều hoạt động, sản phẩm truyền thông tạo ra các xu hướng tích cực như các chiến dịch truyền thông chống bắt nạt qua mạng, thậm chí có hotline về vấn đề an toàn mạng để tiếp nhận những vấn đề liên quan.
Về vấn đề bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, bà Nguyễn Thị Diệu Thúy, đại diện Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho hay Điều 29, Luật An ninh mạng 2018 nêu rõ các tổ chức chủ quản hệ thống thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng có trách nhiệm kiểm soát nội dung thông tin trên hệ thống thông tin hoặc trên dịch vụ cung cấp không để gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em.
Ngoài ra, ngăn chặn việc chia sẻ; xóa bỏ thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, kịp thời thông báo, phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an để xử lý.
Tuy nhiên, bà Diệu Thúy cũng thẳng thắn nhận định năng lực quản lý, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng hiện còn rất hạn chế. Hệ thống bảo vệ trẻ em chưa đủ điều kiện ngăn chặn kịp thời các yếu tố nguy cơ từ môi trường mạng, chưa có hệ thống báo cáo thống kê trực tuyến.
Thậm chí, cơ quan chức năng và doanh nghiệp chưa thống nhất biện pháp, vai trò, trách nhiệm của mỗi bên. Cơ quan quản lý doanh nghiệp và doanh nghiệp chưa thiết lập cơ chế kết nối, doanh nghiệp chưa được cung cấp thông tin về về vai trò, trách nhiệm và nội dung bảo vệ trẻ em...
Do đó, điều cần thiết là phải nâng cao năng lực bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng của các cơ quan chức năng nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và cộng đồng (mạng lưới bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng), cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh mạng và phòng chống xâm hại trẻ em trên Internet...
Theo đại diện MoMo, chương trình “Lắc xì“ được xây dựng trên nền tảng công nghệ và số lượng con giáp nhiều hay ít phụ...