Từ vụ 10.000 CMND bị rao bán, người Việt nên làm gì lúc này?

Nắm trong tay thông tin bị rò rỉ, các hacker có thể mạo danh nạn nhân hoặc đánh lừa nạn nhân tiết lộ các thông tin đăng nhập nhạy cảm.

Trong những ngày vừa qua, thông tin về dữ liệu người dùng, đặc biệt vụ 10.000 CMND của người Việt bị rò rỉ trên một diễn đàn của tin tặc đã gây xôn xao và dấy lên lo ngại về vấn đề bảo mật. Trước tình hình này, ông Yeo Siang Tiong - Tổng Giám đốc Kaspersky Đông Nam Á đã chia sẻ nhiều lời khuyên hữu ích cho người dùng.

Khoảng 8.000 - 10.000 ảnh chụp CMND của người Việt bị hacker rao bán trên mạng.

Khoảng 8.000 - 10.000 ảnh chụp CMND của người Việt bị hacker rao bán trên mạng.

Theo ông Siang Tiong, hiện nay, rò rỉ dữ liệu đang dần trở nên phổ biến, đặc biệt khi chúng ta ngày càng phụ thuộc vào các bên thứ ba - kéo theo sự gia tăng về nguy cơ bảo mật, chẳng hạn như các vụ rò rỉ gần đây của một hãng hàng không ở Singapore, một công ty viễn thông lớn và công ty bảo mật.  

"Nắm trong tay thông tin bị rò rỉ, các hacker có thể mạo danh nạn nhân hoặc đánh lừa nạn nhân tiết lộ các thông tin đăng nhập nhạy cảm. Do đó, việc người dùng lo ngại khi đối mặt với nguy cơ rò rỉ dữ liệu là điều dễ hiểu", ông Tiong chia sẻ.

Tổng Giám đốc Kaspersky Đông Nam Á cho rằng, trong trường hợp phải đối mặt với việc bị vi phạm dữ liệu, nạn nhân không phải lúc nào cũng “bất lực”. Thay vào đó, có thể thực hiện các biện pháp để ngăn chặn tình hình xấu hơn, và quan trọng là phải nhanh chóng hành động. Việc một tài khoản bị rò rỉ thông tin cũng có thể khiến các tài khoản khác gặp rủi ro, nhất là khi mật khẩu được chia sẻ hoặc các tài khoản thường xuyên giao dịch với nhau. 

Làm gì khi bị rò rỉ dữ liệu?

- Xác định dữ liệu nào có thể đã bị rò rỉ: Việc này giúp bạn hình dung được mức độ nghiêm trọng của tình huống. Chẳng hạn nếu CMND, tên hoặc địa chỉ bị rò rỉ, bạn cần nhanh chóng hành động để đảm bảo danh tính của mình không bị đánh cắp. Điều này nghiêm trọng hơn cả việc làm mất thông tin thẻ tín dụng.

Người dùng internet phải bình tĩnh xử lý tùy trường hợp bị rò rỉ thông tin cá nhân.

Người dùng internet phải bình tĩnh xử lý tùy trường hợp bị rò rỉ thông tin cá nhân.

- Nếu việc vi phạm có liên quan đến thông tin tài chính: Hãy thông báo cho ngân hàng và tổ chức tài chính bạn có tài khoản, và thay đổi mật khẩu tất cả các tài khoản, bao gồm cả câu hỏi bảo mật và mã PIN. Bạn cũng nên cân nhắc việc khóa tín dụng.

- Theo dõi các tài khoản của bạn: Nếu thấy các giao dịch mà bạn nghi ngờ, lập tức kiểm tra và thông báo cho ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng.

- Cảnh giác với các loại tấn công lừa đảo: Ví dụ: Nếu một tên tội phạm truy cập được vào tài khoản của một khách sạn, ngay cả khi không có dữ liệu tài chính, hắn vẫn có thể gọi cho khách hàng hỏi ý kiến phản hồi về lần cư trú gần đây của họ. Sau khi thiết lập mối quan hệ đáng tin cậy sau cuộc gọi, hắn ta có thể đề xuất việc hoàn lại các khoản phí khác nhau và yêu cầu số thẻ của khách hàng nhằm thực hiện giao dịch. Nếu bị thuyết phục, hầu hết khách hàng sẽ không suy nghĩ kỹ về việc cung cấp những thông tin đó.

"Tuy rằng phòng bệnh hơn chữa bệnh nhưng không ai có thể miễn nhiễm với rò rỉ dữ liệu hoặc có thể ngăn chặn việc nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba bị tấn công. Dù vậy, thói quen bảo mật mạng tích cực sẽ giúp người dùng ít bị tổn hại hơn và “sống sót” sau rò rỉ dữ liệu với ít thiệt hại hơn. Một cách dễ hiểu, nếu bạn chưa từng mở cửa nhà cả ngày vì lo sợ khả năng có ăn trộm hoặc bất kỳ ai cũng có thể bước vào, hãy hành động tương tự với máy tính và thiết bị của mình", ông Tiong khuyến cáo.

Cách giảm thiểu rủi ro bị rò rỉ dữ liệu:

- Sử dụng mật khẩu mạnh, mật khẩu khác nhau cho các tài khoản các nhau: Kết hợp các chuỗi ký tự viết hoa và viết thường, số và ký hiệu, khiến việc bẻ khoá khó hơn nhiều so với mật khẩu đơn giản. Nếu bạn sử dụng cùng mật khẩu, hacker đã truy cập vào một tài khoản có thể xâm nhập vào tất cả các tài khoản khác. Nếu nhiều tài khoản có các mật khẩu khác nhau, chỉ một tài khoản gặp rủi ro.

- Thay đổi mật khẩu thường xuyên: Một đặc điểm của nhiều vi phạm bảo mật được báo cáo công khai là chúng đã xảy ra trong một khoảng thời gian dài và một số đã không được báo cáo cho đến tận nhiều năm sau khi bị vi phạm. Thay đổi mật khẩu thường xuyên giúp giảm thiểu nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các vụ rò rỉ dữ liệu bất ngờ.

- Sao lưu các tập tin: Trong một số trường hợp, các tệp tài liệu bị mã hóa và người dùng bị yêu cầu trả tiền chuộc để lấy lại các thông tin này về. Nếu bạn có một bản sao lưu riêng trên ổ đĩa di động, dữ liệu của bạn sẽ được an toàn trong trường hợp bị rò rỉ.

- Bảo mật máy tính và các thiết bị khác bằng các phần mềm chống virus và chống phần mềm độc hại: Những phần mềm này sẽ giúp cho máy tính không bị lây nhiễm và đảm bảo rằng hacker không thể xâm nhập vào hệ thống.

- Hãy cẩn thận khi nhấp vào các liên kết: Các email đáng ngờ bao gồm các liên kết dẫn đến các trang web có thể là lừa đảo. Nếu email bao gồm các tệp đính kèm hoặc liên kết, hãy đảm bảo xác thực chúng trước khi mở và sử dụng chương trình chống virus trên những tệp đính kèm.

- Theo dõi bảng sao kê ngân hàng và báo cáo tín dụng: Dữ liệu bị đánh cắp có thể xuất hiện trên web đen vài năm sau khi dữ liệu gốc bị xâm phạm. Điều này có nghĩa là một vụ đánh cắp danh tính đã xảy ra rất lâu sau khi bạn quên mất việc dữ liệu đã từng bị rò rỉ.  

- Hiểu giá trị của thông tin cá nhân và không cung cấp chúng trừ khi cần thiết: Quá nhiều trang web muốn biết rất nhiều về bạn, chẳng hạn vì sao một tạp chí kinh doanh lại cần ngày sinh chính xác của bạn? Nên hãy thật cảnh giác khi cung cấp thông tin.

Điều tra thông tin hàng ngàn CMND bị rao bán trên diễn đàn hacker

Ngày 16/5, Bộ Công an cho biết, đang điều tra xác minh thông tin liên quan đến vụ việc hàng ngàn chứng minh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN