Tủ lạnh bị đóng tuyết vì sao? Cách khắc phục đơn giản
Có rất nhiều nhà khi sử dụng tủ lạnh thì phần ngăn đá bị đóng tuyết, một lớp tuyết dày hoặc mỏng bao phủ xung khoang ngăn đá khiến giảm thể tích chứa đồ và khả năng làm đông lạnh kém đi.
Cùng tìm hiểu nguyên nhân vì sao tủ lạnh bị đóng tuyết, và tủ lạnh hoạt động thế nào khi bị đóng tuyết như vậy, cách khắc phục hiện tượng này thế nào cho nhanh và đơn giản nhất.
Ảnh hưởng của tủ lạnh đóng tuyết
- Tủ lạnh sẽ làm lạnh kém hơn bởi băng tuyết ngăn sự trao đổi nhiệt làm lạnh giữa gas ống đồng với khí lưu thông bên ngoài và cản trở sự lưu thông không khí qua dàn lạnh.
- Tủ lạnh đóng tuyết sẽ tốn điện hơn do phải hoạt động liên tục để làm lạnh theo đúng định mức được cài đặt.
- Không cấp đông được thực phẩm cần bảo quản ở nhiệt độ thấp khiến xảy ra tình trạng rã đông và tủ lạnh bị chảy nước.
- Cản trở khả năng làm lạnh ở ngăn mát khiến thực phẩm bảo quản dễ bị ôi thiu, nhanh hỏng và lãng phí.
Nguyên nhân tủ lạnh đóng tuyết
Tủ lạnh bị đóng tuyết chính là do bộ xả đá bị hỏng. Bộ phận này giúp tủ lạnh không bị đóng tuyết bám vào các thành tủ lạnh và cả dàn lạnh. Một trong 4 bộ phận dưới đây của bộ xả đá có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tủ lạnh bị đóng tuyết ở ngăn làm đá nếu bị hỏng.
1. Rơ le thời gian (Timer)
Đây là bộ phận có tác dụng chuyển mạch điện từ làm lạnh sang xả đá nhờ một mô tơ điện nhỏ nằm trong rơ le có tác dụng quay bánh răng định sẵn thời gian chuyển mạch. Nếu mô tơ điện không chuyển mạch, chế độ xả đá sẽ bị ngắt, khiến cho quá trình xả đá bị gián đoạn. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể do cháy cuộn dây mô tơ, bánh răng bị kẹt do mòn.
2. Sò lạnh
Sò lạnh nằm sau ngăn đá của tủ lạnh thực chất là rơ le xả tuyết, được kẹp vào dàn lạnh có chức năng cảm biến băng tuyết phủ trên dàn lạnh. Đảm bảo thanh điện trở xả tuyết hoạt động khi có tuyết phủ đầy dàn lạnh, loại bỏ tình huống điện trở đốt nóng dàn lạnh khi không cần thiết (không có tuyết trên dàn lạnh nhưng thanh điện trở đốt nóng vẫn hoạt động). Khi sò lạnh hư, nó sẽ ngăn cản thanh điện trở đốt nóng hoạt động khi cần thiết, hoặc nó sẽ không ngăn cản thanh điện trở đốt nóng hoạt động khi tuyết phủ lên dàn lạnh.
3. Thanh nhiệt
Đây là bộ phận chính có tác dụng sinh ra nhiệt nóng để làm tan băng tuyết bám trên dàn lạnh. Nếu trong trường hợp rơ le thời gian hoặc sò lạnh bị hỏng thì thanh nhiệt không thể hoạt động khiến cho lớp băng tuyết bám trên dàn lạnh.
4. Cầu chì nhiệt
Là linh kiện trong mạch điện xả đá, có tác dụng ngắt mạch điện hoàn toàn khi có nhiệt độ tăng cao mất kiểm soát của dàn lạnh. Nếu cầu chì nhiệt bị đứt, bộ phận xả đá sẽ bị ngưng hoạt động, dẫn đến việc tủ lạnh đông tuyết.
5. Không khí ẩm lọt vào ngăn đá
Đây cũng là một trong những nguyên nhân có tuyết trong tủ lạnh ở ngăn làm đá. Không khí ẩm lọt vào trong có thể do cửa tủ lạnh mở quá lâu, mở thường xuyên trong thời gian dài hoặc gioăng cửa bị bào mòn, hỏng dẫn tới đóng cửa không khít, hơi ẩm lọt vào trong khiến chúng ngưng tụ lại và đóng thành tuyết.
Cách khắc phục tủ lạnh bị đóng tuyết
Thông thường, để đảm bảo sự làm lạnh ổn định của tủ lạnh thì khi bị hỏng 1 trong số các thiết bị trên thì ta có thể thay thế bằng thiết bị mới hoặc thay thế nguyên bộ để đảm bảo tính hoạt động chính xác của thiết bị. Giá thành của hệ thống xả tuyết còn tùy thuộc vào từng hãng tủ lạnh.
Ngoài ra, kiểm tra phần gioăng cửa, nên thay mới để tủ đóng khít, không cho khí ẩm lọt vào đồng thời cũng giúp tiết kiệm điện năng.
Cách vệ sinh tủ lạnh khi bị đóng tuyết
Bước 1: Ngắt nguồn điện tủ lạnh, chuyển hết thực phẩm trong các ngăn tủ lạnh ra ngoài, bọc vào túi giữ nhiệt để gọn chỗ thoáng mát.
Bước 2: Tháo gỡ các khay tủ lạnh ra rồi dùng giấy báo lót bên mặt dưới và xung quanh tủ lạnh để khi băng tuyết tan ra sẽ không chảy ra sàn nhà, dễ dàng lau dọn. Có thể dùng máy sấy để thổi cho nhanh quá trình rã đông băng tuyết nhanh hơn.
Bước 3. Chờ băng tuyết tan, vệ sinh rửa sạch các khay đựng thực phẩm để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Để cho khô ráo.
Bước 4: Băng tuyết tan hết, dùng khăn sạch lau sạch lớp đá trong tủ lạnh, vệ sinh tủ lạnh rồi để hong khô rồi cho các khay đựng vào như ban đầu.
Bước 5: Đóng cửa tủ lạnh, cắm điện và để tủ hoạt động 30 phút thì bắt đầu cho thực phẩm vào sắp xếp ngăn lắp, riêng biệt đồ chín và đồ sống, rau củ để bảo quản.
Chỉ với những thứ đơn giản như: Giấy vệ sinh, chè, bã cà phê... là bạn có thể khử mùi hôi tanh trong tủ lạnh.
Nguồn: [Link nguồn]