Từ 2 năm trước, Trái Đất bị quay chậm lại mà không ai hay
Đồng hồ nguyên tử và các phép đo thiên văn tiết lộ Trái Đất đã đột ngột "khựng lại" một cách bí ẩn, quay chậm đi sau nhiều năm liên tiếp tăng tốc.
Vào tháng 6-2022 vừa qua nhân loại đã đón ngày ngắn nhất trong nửa thế kỷ, kết quả của nhiều năm Trái Đất của chúng ta tăng tốc, khiến một ngày không còn đủ 24 giờ. Tuy nhiên trong thời gian tới điều đó sẽ bị đảo ngược.
Đó là những gì hai nhà khoa học Matt King (Giám đốc, Trung tâm Xuất sắc của Úc về Khoa học Nam Cực (ACEAS) và Giáo sư Trường Địa lý, quy hoạch và khoa học không gian Đại học Tasmania - Úc) và Christophe Watson (giáo sư từ Trung tâm Nghiên cứu vật lý thiên văn Trường Đại học Queen's ở Belfast - Anh) viết trong bài chuyên luận vừa đăng tải trên The Conversation.
Ngày trên Trái Đất liên lục "co giãn" thất thường - Ảnh: NASA
Theo hai vị giáo sư, bất chấp kỷ lục và xu hướng quay nhanh lên diễn tiến suốt nhiều thập kỷ, kể từ năm 2020, tốc độ quay của Trái Đất đã chậm lại một cách kỳ lạ.
Nguyên nhân vẫn là một bí ẩn. Tốc độ hiện vẫn trên trung bình và dẫn đến ngày ngắn nhất nói trên, tuy nhiên nếu xu hướng tiếp diễn, có thể sẽ sớm đến thời điểm một ngày vượt qua 24 giờ.
Theo các nhà nghiên cứu, tác động của ma sát của thủy triều - cơ chế do Mặt Trăng điều khiển vốn làm Trái Đất chậm đi. Quá trình đó cộng thêm khoảng 2,3 mili giây vào độ dài mỗi ngày mỗi thế kỷ. Hàng tỉ năm trước, một ngày Trái Đất chỉ dài 24 giờ.
Nhưng trong 20.000 năm qua, một quá trình khác khiến Trái Đất tăng tốc bất thường, được cho là do các tảng băng ở 2 cực tan chảy sau kỷ băng hà cuối cùng, làm giảm áp suất bề mặt và khiến lớp phủ bắt đầu dịch chuyển về các cực.
Khi đó hành tinh như một vũ công co tay lại về phía cơ thể và tăng tốc, rút ngắn mỗi ngày khoảng 0,6 mili giây mỗi thế kỷ.
Còn nhiều quá trình khác trong tiến hóa hành tinh có thể thay đổi độ dài của ngày, do đó Trái Đất - cũng như mọi hành tinh khác trong vũ trụ - thực ra không có một ngày dài cố định, mà thay đổi theo thời gian.
Tất nhiên sẽ không ảnh hưởng mấy với chiếc đồng hồ của bạn, bởi đời sống của con người quá ngắn ngủi để có thể cảm nhận rõ ràng sự dài - ngắn đó, một khi cả đời bạn chỉ chứng kiến dao động ở mức mili giây.
Mãi đến năm 1960, khi loài người phát minh ra các kính viễn vọng vô tuyến để có thể quan sát đồng thời các vật thể vũ trụ, từ đó đưa đến những phép đo thiên văn giúp gián tiếp tính toán một ngày trên Trái Đất, việc một ngày có thể dài ra hay ngắn đi mới được nhận biết.
Điều đó sẽ không gây ảnh hưởng đến đời sống, ngoại trừ một chút thay đổi nhỏ khiến hệ thống GPS và một số công nghệ khác chi phối đời sống hiện đại có thể cần điều chỉnh một cách tinh vi sau một thời gian dài.
Chương trình IRD Subaru Strategic vừa phát hiện ra một Siêu Trái Đất đang xoay quanh một sao lùn đỏ.
Nguồn: [Link nguồn]