Trung Quốc thực hiện ca chẩn đoán virus Corona từ xa đầu tiên qua mạng 5G
ZTE và China Telecom vừa thực hiện ca chẩn đoán virus corona đầu tiên của Trung Quốc qua mạng 5G.
Ảnh minh họa: Internet
Tính đến 10 giờ ngày 3/2/2020, toàn thế giới có 17.389 người mắc, 362 người tử vong vì virus corona, trong đó Trung Quốc 361 người tử vong, Phillippines có 01 trường hợp tử vong.
ZTE cung cấp, lắp đặt và tối ưu thiết bị mạng 5G cùng các thiết bị khác trong và ngoài trời cho bệnh viện Tây Trung Quốc thuộc Đại học Tứ Xuyên. Thiết bị được dùng để tạo kết nối 5G trong nhà ổn định, hỗ trợ tư vấn video từ xa. Trong thời gian tới, ZTE sẽ mở rộng hệ thống để cho phép các bệnh viện khác chẩn đoán từ xa.
Sử dụng 5G để kết nối bác sỹ với bệnh nhân có thể giảm nguy cơ lây nhiễm mà không ảnh hưởng tới tốc độ và chất lượng chẩn đoán. Gọi video qua 5G có độ trễ thấp, chất lượng hình ảnh cao, giúp bác sỹ nhìn thấy bệnh nhân rõ nét. Bệnh nhân tại các khu vực nông thôn với nguồn lực bác sỹ hạn chế sẽ được chuyên gia điều trị đặc biệt. Cách tiếp cận này cũng giúp số chuyên gia ít ỏi điều trị được đông đảo bệnh nhân tại nhiều nơi mà không tốn thời gian đi lại.
Ngoài ra, mạng 5G hỗ trợ số lượng kết nối lớn cùng một lúc nên nhiều bệnh nhân được hỗ trợ đồng thời. Ước tính, mạng 5G mà ZTE thiết lập cho bệnh viện Lei Shen Shan tại Vũ Hán có thể cho phép 25.000 người liên lạc với nhau cùng lúc.
Viễn thông đóng vai trò quan trọng trong ngành chăm sóc sức khỏe từ xa (telehealth). Thị trường telehealth toàn cầu có thể đạt 130 tỷ USD vào năm 2025, tăng từ 38 tỷ USD năm 2018. Cơ hội khổng lồ khiến nhiều công ty, startup nhảy vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, để cung cấp dịch vụ telehealth, nhà cung cấp cần có mạng lưới ổn định, chất lượng. 39% chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho biết độ phủ sóng trong các bệnh viện là một thách thức.
Điều đó mang lại cho các nhà mạng cơ hội đa dạng hóa nguồn thu, đặc biệt khi thị trường di động đã bão hòa. Tại Mỹ, tỉ lệ sử dụng smartphone đã đạt 85% năm 2018. Để tận dụng được cơ hội, nhà mạng phải đảm bảo thiết bị và mạng của họ sẵn sàng cho các thách thức độc nhất vô nhị mà ngành y tế đặt ra. Ngành y tế sở hữu tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu nghiêm ngặt và nhà mạng cũng phải bảo đảm mạng, thiết bị của họ đáp ứng các tiêu chuẩn ấy. Từ đó, có thể nhanh chóng mở rộng quy mô trong trường hợp khẩn cấp mà dịch viêm phổi do chủng mới của virus corona gây ra là một ví dụ.
Nguồn: [Link nguồn]
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã ký chỉ thị về việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh viêm đường...