Trung Quốc siết chặt quảng cáo sản phẩm tài chính qua mạng

Giới chức Trung Quốc đề xuất tăng cường các quy định đối với hoạt động quảng cáo sản phẩm và dịch vụ tài chính thông qua hình thức livestream và trên mạng xã hội.

Trung Quốc siết chặt quảng cáo sản phẩm tài chính qua mạng - 1

Một dự thảo quy định từ 7 cơ quan quản lý tại Trung Quốc, bao gồm Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc và Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin, yêu cầu rằng chỉ những người được cấp phép và “đạt tiêu chuẩn chuyên ngành liên quan” mới được phép quảng bá sản phẩm và dịch vụ tài chính qua livestream và mạng xã hội.

Quyết định sẽ biến hoạt động quảng cáo dịch vụ tài chính, chứng khoán và bảo hiểm của nhiều người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOLs) tại Trung Quốc thành hành vi vi phạm pháp luật, và được kỳ vọng sẽ chấm dứt một lĩnh vực livestream thu hút nhiều người tham gia quảng cáo. 

Dự thảo quy định này sẽ có một tháng thu thập ý kiến đóng góp và sau đó sẽ có hiệu lực. 

Kể từ khi thương mại điện tử thông qua livestream trở nên phổ biến tại Trung Quốc giữa đại dịch, gần như mọi loại sản phẩm đã được được quảng cáo qua hình thức này, từ mỹ phẩm và thực phẩm cho đến những dịch vụ được quản lý chặt chẽ như tài chính tiêu dùng. Điều này đã khiến chính phủ Trung Quốc phải chú ý và xem xét.  

Trước đó, giới quản lý Trung Quốc cũng đã cảnh báo về rủi ro liên quan đến việc các livestreamer bán sản phẩm tài chính. Trong một thông báo cuối năm 2020, Ủy ban Quản lý Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc cho biết người thực hiện livestream không đủ tiêu chuẩn dễ tạo ra rủi ro thông qua thông tin lừa dối, sai lệch hoặc dễ gây hiểu nhầm. Dự thảo quy định mới sẽ thắt chặt hơn nữa hoạt động này, kể cả với các sản phẩm và dịch vụ hợp pháp.  

Động thái này diễn ra khi chính quyền Bắc Kinh đang nhắm đến việc kìm hãm những công nghệ dễ ảnh hưởng lớn đến hệ thống tài chính do lo ngại về rủi ro hệ thống.

Ant Group - công ty con về fintech của tập đoàn Alibaba - hiện đang phải tái cấu trúc dưới sự giám sát của cơ quan chức năng nhằm đưa các dịch vụ vi tín dụng và tín dụng tiêu dùng vào khuôn khổ quản lý. Quá trình này diễn ra sau khi IPO của Ant Group bị giới chức Trung Quốc ra lệnh chấm dứt vào cuối năm 2020. 

Dự thảo mới quy định rằng các tổ chức thanh toán phi ngân hàng như Alipay của Ant Group và WeChat Pay của Tencent không được phép quảng bá sản phẩm tài chính dưới dạng lựa chọn thanh toán cho khách hàng, bao gồm các khoản vay và sản phẩm quản lý tài sản.

Tháng 4/2021, giới chức Trung Quốc cũng đã triệu tập 13 công ty quản lý nền tảng fintech, bao gồm Tencent, Baidu, Meituan và công ty mẹ của TikTok là ByteDance nhằm yêu cầu các công ty này chỉnh lý dịch vụ thanh toán online của mình. Cụ thể hơn, các công ty này cần có biện pháp “ngắt kết nối công cụ thanh toán và các sản phẩm tài chính khác” và bảo đảm “sự phát triển thận trọng” của hoạt động cho vay và bảo hiểm. 

Trong tuần vừa qua, Ant Group đã thông báo sẽ chấm dứt hoạt động của Xianghubao - nền tảng tương hỗ lớn nhất thế giới. Trong vòng 3 năm kể từ khi thành lập, Xianghubao đã hỗ trợ tài chính cho khoảng 180.000 người ốm đau tại Trung Quốc, nhưng lại không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.  

Nguồn: [Link nguồn]

Giới sao livestream Trung Quốc sốt sắng nộp thuế thu nhập

Các sao livestream bán hàng điện tử tại Trung Quốc đang phải chạy đua để kê khai và nộp thuế trước khi năm 2021 kết thúc,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tùng Phong (theo SCMP) ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN