Trung Quốc ra mắt trực thăng thu nhỏ do thám sao Hỏa
Thiết bị này là 1 trong 3 dự án khám phá sao Hỏa thuộc chương trình công nghệ mà NSSC đang theo đuổi.
Theo Spacenews, Trung tâm Khoa học Vũ trụ Quốc gia (NSSC) thuộc Viện Khoa học Trung Quốc (CAS) công bố trên website ngày 1/9 " một nguyên mẫu thu nhỏ của máy bay trực thăng không người lái” đã vượt qua cuộc đánh giá nghiệm thu cuối cùng vào 20/8.
Thiết bị này là 1 trong 3 dự án thuộc chương trình công nghệ mà NSSC đang theo đuổi. Dự án "máy bay do thám không người lái cho sứ mệnh khám phá sao Hỏa trong tương lai" do kỹ sư Bian Chunjiang của NSSC tiến hành nghiên cứu sau cuộc hạ cánh lịch sử của một người máy robot lên Hành tinh Đỏ vài tháng trước.
Được biết, Trung Quốc đã hạ cánh tàu thám hiểm Dung Chúc lên sao Hỏa vào tháng 5 năm nay. Sự kiện tàu Dung Chúc là bước đi thành công đầu tiên trong lịch sử khám phá Hành tinh Đỏ của nước này, và đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ hai sau Hoa Kỳ đáp xuống sao Hỏa.
Du khách tham quan mô hình trạm vũ trụ Trung Quốc tại triển lãm kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc bên ngoài một trung tâm mua sắm ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 23/6/2021. Nguồn: REUTERS.
Theo Reuters nhận định, nguyên mẫu này có bề ngoài tương tự trực thăng robot Ingenuity do NASA phát triển để phục vụ “Sứ mệnh sao Hỏa Perseverance”. Trên nguyên mẫu có một máy quang phổ siêu nhỏ.
Giống như trực thăng Ingenuity, nguyên mẫu của Trung Quốc có 2 cánh quạt, 1 đế cảm biến và camera cùng 4 chân mảnh. Tuy nhiên theo bức ảnh được đăng trên trang web của Trung tâm Khoa học Không gian Quốc gia Trung Quốc, nguyên mẫu này không có tấm điều khiển năng lượng mặt trời nào trên đỉnh như Ingenuity.
Trực thăng sao Hỏa Ingenuity của NASA. Nguồn: NASA.
Máy bay thám hiểm tiên tiến nhất của NASA, Perseverance, đã hạ cánh xuống sao Hỏa vào tháng Hai năm nay. Tách ra từ tàu thám hiểm Perseverance của NASA, trực thăng Ingenuity thực hiện chuyến bay đầu tiên trên hành tinh này vào tháng 4, bay lên cao khoảng 3 mét (10 feet) so với bề mặt. Thách thức đối với Ingenuity 1,8 kg là bầu khí quyển mỏng của hành tinh, chỉ đặc bằng 1% của Trái đất.
Để bù lại việc thiếu lực nâng khí động học, các kỹ sư của NASA trang bị cho Ingenuity các cánh quạt lớn hơn - khoảng cách 1,2 mét giữa 2 đầu- và quay nhanh hơn mức cần thiết trên Trái đất so với một chiếc máy bay có kích thước tương tự. Tàu Ingenuity đã thực hiện hơn 10 chuyến do thám trên hành tinh Đỏ kể từ tháng 4, với tổng đường bay tới hơn 2 km với thời gian bay khoảng 20 phút.
Cơ quan vũ trụ Trung Quốc cho hay, việc ra mắt nguyên mẫu thu nhỏ của máy bay trực thăng không người lái có thể là công cụ tiếp theo để nước này thúc đẩy các hoạt động thám hiểm vũ trụ. Trung Quốc đang lên kế hoạch cho sứ mệnh phi hành đoàn đầu tiên lên sao Hỏa vào năm 2033.
Nhóm nghiên cứu từ Mỹ đã xác định được một quỹ đạo huyền bí có thể giúp tìm ra "hành tinh thứ 9" ma quái của...
Nguồn: [Link nguồn]