Trung Quốc phát triển pin vũ trụ có thể sạc bằng khí quyển sao Hỏa

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Loại pin vũ trụ này có thể sạc lại và chịu được nhiệt độ khắc nghiệt trên sao Hỏa.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc vừa công bố một loại pin có thể sạc lại, nhẹ và đặc biệt phù hợp cho việc thám hiểm sao Hỏa.

Theo thông tin từ tạp chí Science Bulletin, loại pin này có khả năng “hút trực tiếp bầu khí quyển của sao Hỏa làm nhiên liệu” trong quá trình xả và sạc, đồng thời chịu được nhiệt độ khắc nghiệt của hành tinh Đỏ.

Loại pin vũ trụ này có thể hoạt động trong gần hai tháng trên sao Hỏa ở nhiệt độ 0 độ. (Ảnh minh họa)

Loại pin vũ trụ này có thể hoạt động trong gần hai tháng trên sao Hỏa ở nhiệt độ 0 độ. (Ảnh minh họa)

Pin mới này có thể hoạt động liên tục hơn 1.350 giờ, tương đương gần hai tháng trên sao Hỏa, ngay cả khi nhiệt độ giảm xuống 0 độ C. Đáng chú ý, một ngày trên sao Hỏa dài hơn một ngày trên Trái Đất khoảng 40 phút, và nhiệt độ trên hành tinh đỏ có thể chênh lệch lên tới 60 độ C giữa ngày và đêm.

Theo tác giả nghiên cứu, Xiao Xu, pin này hoạt động giống như một tế bào nhiên liệu, chuyển hóa các phản ứng hóa học từ nguồn năng lượng thành điện năng.

"Giống như pin nhiên liệu hydro-oxy sử dụng hydro làm nhiên liệu để tạo ra năng lượng, pin sao Hỏa lấy các khí như carbon dioxide, oxy và carbon monoxide từ bầu khí quyển sao Hỏa làm nhiên liệu", Xiao nói. Điều đặc biệt là loại pin này không cần vận chuyển nhiên liệu từ Trái Đất, giúp giảm đáng kể trọng lượng.

Hiện tại, các tàu thám hiểm trên sao Hỏa chủ yếu sử dụng pin lithium-ion và các tấm pin năng lượng mặt trời có kích thước lớn. Xiao Xu nhấn mạnh rằng pin sao Hỏa không nhằm thay thế các nguồn năng lượng hiện có mà sẽ cung cấp một lựa chọn bổ sung cho hệ thống cung cấp điện.

Nhóm nghiên cứu cũng bày tỏ hy vọng sẽ phát triển các loại pin sao Hỏa thể rắn trong tương lai, nhằm giải quyết vấn đề bay hơi chất điện phân ở áp suất thấp và hỗ trợ các hệ thống quản lý nhiệt và áp suất. Công trình này được coi là bước tiến quan trọng trong việc đa dạng hóa nguồn năng lượng cho các cuộc thám hiểm không gian trong tương lai.

Giai đoạn đầu tiên của căn cứ Mặt Trăng do Trung Quốc xây dựng dự kiến sẽ hoàn thành vào khoảng năm 2035. Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, một mô hình mở rộng sẽ được xây dựng vào khoảng năm 2050.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hoàng - SCMP ([Tên nguồn])
Công nghệ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN