Trung Quốc khoe “bản sao trắng trợn” Starship của SpaceX
Trung Quốc vừa giới thiệu ý tưởng tên lửa đẩy siêu nặng Long March 9 mà họ dự kiến triển khai trong tương lai.
Long March 9 được thiết kế để đưa các phi hành gia Trung Quốc đầu tiên lên bề mặt Mặt Trăng trong giai đoạn từ 2030 đến 2040. Theo thông tin từ Ars Technica, thiết kế của Long March 9 có nhiều điểm tương đồng với tên lửa Starship của SpaceX, hiện cũng đang trong quá trình phát triển.
Trung Quốc đang có tham vọng lớn trong ngành công nghiệp vũ trụ.
Theo slide từ bài thuyết trình tại một triển lãm hàng không gần đây ở Trung Quốc cho thấy thiết kế “cấu hình hai tầng, có thể tái sử dụng hoàn toàn” của Long March 9, bao gồm cả các cánh khí động học hỗ trợ trong quá trình hạ cánh. Tên lửa này dự kiến sẽ được trang bị 30 động cơ sử dụng nhiên liệu mê-tan và oxy lỏng, tương tự như 33 động cơ Raptor của Starship từ SpaceX.
Mặc dù Trung Quốc không có kế hoạch phóng tên lửa cao 114 mét này cho đến năm 2033 nhưng thiết kế của nó rõ ràng cho thấy sức ảnh hưởng lớn của SpaceX trong cuộc đua phát triển tên lửa tái sử dụng hiện nay. Ars Technica cũng chỉ ra rằng đây không phải là lần đầu tiên chương trình không gian của Trung Quốc sao chép thiết kế của SpaceX.
Slide giới thiệu Long March 9.
Ví dụ, một thiết kế tương tự Starship cho hệ thống phóng khí metan-lỏng 2 tầng đã xuất hiện vào năm 2022. Gần đây, công ty phóng tàu vũ trụ Trung Quốc Cosmoleap đã phát hành video quảng cáo sao chép một tòa tháp có cánh tay “đũa” để bắt tầng đầu tiên của tên lửa tái sử dụng, gợi nhớ đến thành tựu gần đây mà công ty của tỷ phú Elon Musk đạt được. Cụ thể, SpaceX đã thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm Starship thứ năm vào tháng trước.
Một công ty khởi nghiệp vũ trụ khác của Trung Quốc, Space Pioneer, cũng đã công bố kế hoạch sản xuất một tên lửa có thiết kế tương tự Falcon 9 của SpaceX vào cuối năm ngoái.
Chuyến bay thử nghiệm Starship thứ năm của SpaceX vào tháng trước.
Câu hỏi đặt ra là liệu những hành động này có phải là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang cạn kiệt ý tưởng và chạy theo sự cạnh tranh quốc tế, hay đơn giản là “nếu chưa hỏng thì đừng sửa”? Dù sao, Trung Quốc vẫn hy vọng đưa phi hành gia lên Mặt Trăng vào năm 2030 bằng tên lửa Long March 10 - tiền thân của Long March. Sự kiện này diễn ra vài năm sau chuyến hạ cánh có người lái đầu tiên của NASA lên Mặt Trăng, dự kiến diễn ra vào cuối năm 2026. Để thiết lập sự hiện diện lâu dài trên Mặt Trăng, một tên lửa có thể tái sử dụng sẽ mang lại lợi thế lớn cho cả hai quốc gia, cho dù đó là Starship hay một phiên bản sao chép.
Nguồn: [Link nguồn]
Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất siêu vệ tinh ở quỹ đạo trái đất tầm thấp thứ 2 mang tên G60 nhằm cung cấp dịch vụ internet băng thông rộng, qua đó cạnh...