Trung Quốc dự định phóng tàu, đâm vào tiểu hành tinh
Trung Quốc đang lên kế hoạch đâm vào một tiểu hành tinh để thay đổi quỹ đạo của nó trong vài năm tới.
Ông Ngô Diệm Hoa (Wu Yanhua), Phó Cục trưởng Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) ngày 24/4 cho biết, Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng một hệ thống giám sát và phòng thủ tiểu hành tinh, đồng thời thực hiện một thử nghiệm công nghệ sớm nhất vào năm 2025 hoặc năm 2026 trên một tiểu hành tinh đang gây đe dọa bằng cách theo dõi chặt chẽ và va chạm để thay đổi quỹ đạo của nó.
"Chúng tôi sẽ bắt đầu cải tiến hệ thống theo dõi trên mặt đất và trong không gian cũng như hệ thống cảnh báo sớm tiểu hành tinh. Để thực hiện điều đó, chúng tôi cần soạn một danh sách và phân tích tiểu hành tinh nào có nguy cơ lớn nhất. Chúng tôi cũng cần nghiên cứu và khám phá để xem liệu có kỹ thuật phù hợp nào giúp loại bỏ mối đe dọa hay không", ông Ngô Diệm Hoa nói.
“Các thí nghiệm công nghệ theo cách này sẽ là đóng góp mới của Trung Quốc cho nhân loại trong tương lai để thực sự đối phó với mối đe dọa của các tiểu hành tinh và các vật thể ngoài Trái đất đối với hành tinh của chúng ta”, Phó Cục trưởng Cục Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc cho biết.
Vụ va chạm với tiểu hành tinh gần đây nhất xảy ra vào năm 2013 tại tỉnh Chelyabinsk của Nga, khi một tiểu hành tinh gần Trái Đất có đường kính khoảng 18m đi vào bầu khí quyển và phát nổ cách mặt đất 30km. Sức công phá của nó tương đương khoảng 30 quả bom nguyên tử, khiến hơn 1.500 người bị thương và làm hư hại hơn 3.000 ngôi nhà.
Các nhà chức trách Nga sau đó xác nhận một thiên thạch đã “tấn công” Nga và cho biết, điều đó chứng minh rằng toàn bộ hành tinh đều dễ bị tổn thương bởi thiên thạch. Do đó cần có một hệ thống bảo vệ không gian để bảo vệ hành tinh khỏi các vật thể tương tự trong tương lai.
Theo các chuyên gia Trung Quốc, hiện biện pháp thiết thực nhất để tránh các tác động như vậy là va vào tiểu hành tinh đang đe dọa và thay đổi hướng đi ban đầu của nó. Để đạt được điều này, Trung Quốc sẽ cần một tên lửa phòng không có lực đẩy đặc biệt lớn và điều đó sẽ đưa Trung Quốc vào nhóm hàng đầu về công nghệ phòng thủ tiểu hành tinh của thế giới.
Ngoài ra, Trung Quốc sẽ bắt đầu giai đoạn 4 của chương trình khám phá Mặt trăng trong năm nay, bao gồm phóng tàu thăm dò Hằng Nga 6, 7 và 8 tới Mặt trăng và xây dựng Trạm nghiên cứu Mặt trăng quốc tế. Các dự án hàng không vũ trụ quan trọng của Trung Quốc cũng bao gồm lấy mẫu vật tiểu hành tinh gần Trái đất, đưa mẫu đất đá Sao Hỏa về Trái đất và khám phá Sao Mộc trong vòng 4 năm tới.
Nguồn: [Link nguồn]
Các nhà khoa học tại Đại học Oxford (Anh) đã cảnh báo về kế hoạch của NASA về việc phát đi dữ liệu vị trí và các thông tin khác vào không gian. Theo các chuyên gia, nỗ lực...