Trung Quốc đang bí mật theo dõi dữ liệu người dùng
Điều này đang dẫn tới phản ứng dữ dội của khách hàng và ngành công nghiệp nước này đối với các nhà quản lý.
Mới đây, các cuộc tìm hiểu đã được thực hiện và đưa ra kết luận về việc các ứng dụng điện thoại Android trên các cửa hàng của Trung Quốc theo dõi thông tin người dùng mà họ không biết, và thu thập dữ liệu của người dùng cũng như các bản ghi cuộc gọi, các tin nhắn và số điện thoại phải đối mặt với rủi ro bị đánh cắp cao.
Nghiên cứu đã cho thấy, trong số 400 triệu người sử dụng thì có 84% trong số họ dùng Android và có tới 66,9% số ứng dụng đang theo dõi dữ liệu người dùng. Theo số liệu này, 34,5% trong số chúng đang thực hiện việc theo dõi những dữ liệu cá nhân không liên quan tới chức năng của ứng dụng và người dùng không hề có chút cảnh giác nào về hoạt động đang diễn ra này. Trong đó, bản ghi cuộc gọi, tin nhắn và danh sách liên lạc của khách hàng là những thông tin dễ bị xâm phạm nhất.
Vào tháng 11 năm 2012, một cuộc điều tra bí mật phát hiện thấy hành vi quảng cáo trên di động “mờ ám” tại Trung Quốc, bao gồm quảng cáo trên các ứng dụng bắt chước, xâm hại bản quyền và khai thác dữ liệu người dùng để bán cho các công ty quảng cáo.
Bảng thống kê của Trung tâm dữ liệu Internet Trung Quốc, Báo cáo an ninh và bảo mật di động năm 2013
Trước đó vào tháng 3 năm 2011, công ty phòng chống virus của Trung Quốc là NetQin, nay được biết tới với cái tên NQ Mobile bị cáo buộc đã móc ngoặc với các công ty phát triển ứng dụng để gắn malware vào các smartphone trước khi đòi tiền khách hàng gỡ bỏ chúng. Điều này dẫn tới phản ứng dữ dội của khách hàng và ngành công nghiệp đối với cả hai công ty này.
Nói tóm lại, ai cũng có quyền riêng tư và việc xâm phạm đến quyền riêng tư đó là điều cấm kị. Hành động trên của các ứng dụng Android tại Trung Quốc đã khiến cho những người dân vô cùng bất bình và mất dần lòng tin vào những dịch vụ mà chính bản thân họ sử dụng hàng ngày- khi những sự riêng tư đáng được tôn trọng đã bị xâm phạm một cách bất hợp pháp.