Trung Quốc công bố kế hoạch chinh phục "Trái Đất thứ 2"

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

"Earth 2.0" - kính viễn vọng không gian tương lai của Trung Quốc - sẽ dành 4 năm quanh quanh điểm Lagrange 2 của Mặt Trời - Trái Đất với nhiệm vụ hướng về vùng trời phía trung tâm thiên hà.

Theo tờ Space, dự án được đề xuất bởi Đài quan sát thiên văn Thượng Hải (SAO) và dự kiến được thực hiện vào mùa hè này sẽ giúp Trung Quốc tham gia đường đua đi tìm "Trái Đất thứ 2" mà Mỹ và các nước châu Âu cũng đang ráo riết săn lùng.

Đó sẽ là các hành tinh có kích thước tương đương Trái Đất, quỹ đạo tương tự, quay quanh các hành tinh giống Mặt Trời - những điều kiện đầu tiên để sự sống có cơ hội phát sinh.

Trái Đất và các hành tinh từng được xác định là khá giống Trái Đất từng được tìm thấy - Ảnh: NASA

Trái Đất và các hành tinh từng được xác định là khá giống Trái Đất từng được tìm thấy - Ảnh: NASA

Kính viễn vọng không gian mang tên Earth 2.0, tức "Trái Đất phiên bản 2.0" sẽ nằm cách Trái Đất khoảng 1,5 triệu km, quay quanh điểm Lagrange 2 của Mặt Trời - Trái Đất. Điểm Lagrange hay "điểm đu đua" là các vị trí trong không gian liên hành tinh mà vật thể sẽ chỉ chịu tác động yếu của lực hấp dẫn từ 2 thiên thể lớn mà nó nằm giữa, giúp kính viễn vọng có một nơi trú ngụ hầu như yên tĩnh để thực hiện nhiệm vụ.

Earth 2.0 sở hữu 7 kính viễn vọng nhỏ, sẽ bao quát vùng trời hướng về phía trung tâm thiên hà, cố bắt được dấu hiệu của các hành tinh khi chúng bay ngang qua khoảng không giữa sao mẹ và Trái Đất, khiến độ sáng thay đổi.

Đó cũng là cách phổ biến nhất mà các cơ quan vũ trụ săn tìm ngoại hành tinh, bởi chúng thường quá xa để có thể nhìn trực tiếp. Tìm được các hành tinh có điều kiện cơ bản giống Trái Đất sẽ rất quan trọng bởi điều đó giúp các nhà khoa học khắp thế giới thu hẹp phạm vi săn tìm sự sống.

"Những ứng cử viên hành tinh này có thể được theo dõi thêm bằng kính thiên văn mặt đất để xác định khối lượng và mật độ qua phép đo vận tốc xuyên tâm, một số quay quanh các ngôi sao sáng có thể được theo dõi thêm bằng quang phổ" - giáo sư Ge Jian từ SAO nói với tờ Space qua e-mail.

Hướng quan sát của Earth 2.0 trùng với khu vực mà Kepler của NASA theo dõi suốt 9 năm qua, tuy nhiên Earth 2.0 sẽ có trường nhìn lớn hơn nhiều, giúp nó nắm bắt được khu vực rộng hơn và thấy được nhiều ngôi sao hơn. Nếu kế hoạch thuận lợi, Earth 2.0 sẽ ra mắt năm 2026.

Kepler đã quan sát được nửa triệu ngôi sao và 2.392 ngoại hành tinh trong nhiệm vụ đáng kinh ngạc của nó.

Nguồn: [Link nguồn]

“Hòn đảo ma” bí ẩn xuất hiện rồi lại biến mất trên Google Maps, các nhà khoa học khó hiểu

HHT - Nhiều nhà khoa học không thể hiểu nổi vì sao có một “hòn đảo” cứ xuất hiện trên nhiều kiểu bản đồ, nhưng khi đi đến tận nơi thì chẳng thấy gì cả, thế rồi nó...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN