Trục Trái Đất lệch 80cm trong 20 năm có gây lo ngại?

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Nghiên cứu cho thấy trục Trái Đất đã nghiêng 80 cm trong 20 năm do hoạt động bơm nước ngầm với cường độ cao.

Từ năm 1993 đến 2010, khoảng 2.150 tỷ tấn nước đã được tái phân bổ, điều này không chỉ làm thay đổi trục quay của hành tinh mà còn góp phần làm mực nước biển dâng cao thêm 6,1 mm. Được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters, phát hiện này cho thấy tác động sâu sắc của hoạt động con người đối với biến đổi khí hậu toàn cầu.

Sự thay đổi lượng nước ngầm trong giai đoạn từ 1993 đến 2010 khiến Trái Đất nghiêng 80 cm.

Sự thay đổi lượng nước ngầm trong giai đoạn từ 1993 đến 2010 khiến Trái Đất nghiêng 80 cm.

Tác giả chính của nghiên cứu và giáo sư địa vật lý tại Đại học Quốc gia Seoul (SNU), Ki-Weon Seo, cho biết: “Trục quay của Trái Đất đang dịch chuyển rất nhiều. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng việc phân phối lại nước ngầm có tác động lớn nhất đến sự dịch chuyển này”.

Được biết, độ nghiêng của trục Trái đất dao động trong khoảng từ 22,10đến 24,50 trong một chu kỳ kéo dài khoảng 41.000 năm. Vì mỗi độ trong chu vi của Trái đất là khoảng 110 km, nhiều người cho rằng con số 80 cm  là tương đối nhỏ và không cảm thấy quá lo ngại. Tuy nhiên, nghiên cứu mới của các nhà khoa học bày tỏ lo ngại rằng những tác động này từ lâu đã bị đánh giá thấp.

Giáo sư Seo cho rằng, sự phân bố lại các khối nước ảnh hưởng đến trục quay của Trái Đất tương tự như việc tăng thêm trọng lượng cho một con quay, ngay cả một thay đổi nhỏ về khối lượng cũng có thể tác động đáng kể đến quỹ đạo chuyển động. Điều này cung cấp một dữ liệu định lượng chính xác hơn về sự chuyển động của nước giữa đất liền và đại dương ảnh hưởng đến chuyển động quay của hành tinh.

Mặc dù con số 80 cm là rất nhỏ nhưng lại có tác động lớn đến hành tinh chúng ta.

Mặc dù con số 80 cm là rất nhỏ nhưng lại có tác động lớn đến hành tinh chúng ta.

Một trong những nhà nghiên cứu cho biết cảm thấy vui vì có thể giải thích được lý do trước đây chưa được làm rõ về sự dịch chuyển của các cực quay, tuy nhiên người này lại lo ngại khi biết rằng việc bơm nước ngầm là một nguyên nhân khác khiến mực nước biển dâng cao.

Để kiểm tra giả thuyết, các nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình máy tính để so sánh các kịch bản về sự phân phối lại khối lượng nước trên hành tinh. Kết quả cho thấy chỉ có mô hình tính đến sự phân phối lại 2.150 tỷ tấn nước ngầm mới khớp chính xác với dữ liệu dịch chuyển cực quan sát được. Surendra Adhikari, nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của NASA, nhấn mạnh: “Họ đã định lượng được tác động của việc bơm nước ngầm lên chuyển động ở các cực, và nó khá đáng kể.”

Sự chuyển động của nước từ các vùng nhất định, đặc biệt là từ các vĩ độ trung bình như Tây Bắc Mỹ và Tây Bắc Ấn Độ, đã dẫn đến những thay đổi đáng kể trong cân bằng khối lượng của hành tinh khi nước ngầm cuối cùng chảy vào đại dương.

Thang màu cho thấy mức độ thay đổi, từ tổn thất nước ngầm đáng kể ở một số vùng cho đến mực nước biển dâng ở một số khu vực.

Thang màu cho thấy mức độ thay đổi, từ tổn thất nước ngầm đáng kể ở một số vùng cho đến mực nước biển dâng ở một số khu vực.

Mặc dù tác động của những chuyển động này chỉ mới được nghiên cứu gần đây nhưng việc phân tích dữ liệu lịch sử có thể tiết lộ các xu hướng dài hạn và cung cấp hiểu biết sâu sắc hơn về tác động của nước ngầm đối với các quá trình toàn cầu. Điều này sẽ giúp các nhà sinh thái học và nhà môi trường phát triển các chiến lược hiệu quả hơn để làm chậm mực nước biển dâng cao và giải quyết các thách thức khí hậu khác. Việc thực hiện những thay đổi cần thiết một cách nhất quán và chính xác trong tương lai là điều vô cùng quan trọng.

Các tinh thể zircon còn sót lại từ liên đại Hỏa Thành đã tiết lộ về thời điểm mà một sự kiện rất cần cho sự sống Trái Đất bắt đầu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Kiến Tường ([Tên nguồn])
Biến đổi khí hậu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN