Trợ lý ảo, trí tuệ nhân tạo lần đầu tiên được sử dụng tại Tòa án nhân dân tối cao

Trợ lý ảo được kỳ vọng có khả năng hỗ trợ đoán định tư pháp, có thể trả lời về tội danh hoặc dạng tranh chấp dân sự dựa trên dữ liệu về hành vi, tình huống pháp lý...

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) vừa đưa vào vận hành Trung tâm giám sát và điều hành hoạt động Tòa án nhân dân cho Tòa án nhân dân tối cao. Đây là một trong những hệ thống trọng tâm nhằm thúc đẩy chuyển đổi số Tòa án, hướng đến xây dựng Tòa án điện tử.

Cùng với đó, phần mềm Trợ lý ảo hỗ trợ cho Thẩm phán và Nền tảng xét xử trực tuyến cũng đã được Viettel cùng Tòa án nhân dân tối cao đưa vào triển khai phục vụ hoạt động nghiệp vụ. Dự án do Viettel phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao thiết kế, xây dựng, tích hợp và triển khai, giúp theo dõi, giám sát, điều hành hoạt động của gần 770 tòa án nhân dân trên toàn quốc.

Các đại biểu thăm và làm việc tại Trung tâm Giám sát và điều hành hoạt động TAND.

Các đại biểu thăm và làm việc tại Trung tâm Giám sát và điều hành hoạt động TAND.

Theo Viettel, Trung tâm giám sát và điều hành hoạt động Tòa án nhân dân là bộ não số của tòa án. Nền tảng này tích hợp dữ liệu và các hệ thống sẵn có trong toàn bộ ngành tòa án với các phần mềm điều khiển trung tâm, đảm bảo vận hành thông suốt, công khai, minh bạch, dễ dàng theo dõi, giám sát và đánh giá hoạt động của các tòa án nhân dân.

"Nền tảng xét xử trực tuyến là một trong những giải pháp hiệu quả giúp khắc phục những khó khăn trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Thông qua Hệ thống xét xử trực tuyến, có thể giúp giảm thiểu thời gian cho người dân, cơ quan, tổ chức, từ đó tiết kiệm chi phí cho xã hội", Viettel cho biết.

Hệ thống phần mềm trợ lý ảo có khả năng thực hiện các yêu cầu tìm kiếm thông tin dựa trên câu hỏi, khẩu lệnh của thẩm phán nhằm hỗ trợ công tác tra cứu và ra quyết định , rút ngắn thời gian xử lý vụ việc. Hơn 100 thẩm phán, chuyên gia đã tham gia vào quá trình thẩm định nội dung, thông minh hóa hệ thống nhờ công nghệ AI. Trong thời gian tới, trợ lý ảo được kỳ vọng có khả năng hỗ trợ đoán định tư pháp, có thể trả lời về tội danh hoặc dạng tranh chấp dân sự dựa trên dữ liệu về hành vi, tình huống pháp lý...

Ông Nguyễn Mạnh Hổ - Tổng giám đốc Tổng công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel cho biết thêm, để triển khai các giải giáp cho Toà án, Viettel đã áp dụng những công nghệ hiện đại nhất như phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo và các công nghệ 4.0, với mục tiêu tạo ra một trợ lý thông minh, đưa ra các phân tích và các hệ tư duy cho từng trường hợp cụ thể, hỗ trợ các Thẩm phán trong quá trình ra quyết định cuối cùng.

Nguồn: [Link nguồn]

Lãi ”khủng”, Viettel mang bao nhiêu tiền về cho ngân sách nhà nước năm 2021?

Tập đoàn Viettel đã đạt doanh thu 274.000 tỉ đồng (tăng 3,3% so với năm 2020), lợi nhuận đạt 40.100 tỉ đồng (tăng 2% so...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Viettel Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN