Trí tuệ nhân tạo giúp con người làm việc năng suất như thế nào?
Làm việc cùng nhau giúp nâng cao năng suất, nhưng khó để một nhóm người hoạt động ăn ý với nhau. Tuy nhiên nếu cộng tác cùng máy móc, mọi chuyện sẽ khác.
Không ai có thể sống một mình giữa xã hội, mọi người cần tương tác và hỗ trợ lẫn nhau. Trong công việc cũng vậy, để tăng cao năng suất, mọi người thường tạo thành một nhóm và phân công, giúp đỡ nhau để thúc đẩy tiến trình. Tuy vậy, không dễ để một đội có thể hoạt động hiệu quả vì nhiều lý do khác nhau.
Các nhà khoa học đã nhận thấy điều này và mong muốn thay đổi bằng cách ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Với những tiến bộ gần đây của AI, nhà nghiên cứu Peter Baeck, dẫn đầu Trung tâm Thiết kế Trí tuệ nhân tạo Nesta (Anh) cho biết: “Để đẩy mạnh năng suất, AI sẽ tạo ra những kết nối tốt hơn để những người khác nhau có thể cùng ngồi lại với nhau mà xử lý một công việc chung.”
Yếu tố lớn nhất ảnh hưởng tới sự bền chặt của một nhóm đó chính là sự tương tác và phối hợp giữa các thành viên. Bằng cách dùng các công cụ thông minh, AI có thể theo dõi các thành viên trong nhóm để đưa ra những đề xuất cụ thể, giúp họ theo kịp tiến độ và đồng bộ với nhau,” chuyên gia hàng đầu Anita Woolley về hành vi tổ chức ở Đại học Carnegie Mellon cho biết.
Vậy trí tuệ nhân tạo có thể đóng góp gì để con người làm việc tốt hơn? Không chỉ giúp chúng ta giao tiếp với nhau tốt hơn và AI thậm chí còn có thể đóng vai trò điều phối để mọi người trong nhóm nắm bắt được công việc của mình.
Tập trung khả năng để phát triển
Mỗi cá nhân, mỗi cỗ máy đều có nhiều khả năng và kỹ năng khác nhau, nhưng chúng ít khi được bộc lộ trong một công việc chung vì nhiều lý do. Startup Unanimous AI ở San Francisco (Mỹ) đã xây dựng một nền tảng có ý tưởng bắt đầu từ thực tế những đàn ong, chúng khai thác khả năng của mỗi cá thể trong bầy rất hiệu quả.
Nhiều công ty công nghệ đang học ý tưởng từ cách làm việc của bầy ong để tăng năng suất cho con người. Ảnh: Getty Images.
Trong tự nhiên, những con ong làm việc theo một quá trình lặp đi lặp lại và tương tác với các cá thể khác theo thời gian thực, chúng phối hợp với nhau rất ăn ý do phát huy tất cả khả năng của mình ở cùng một thời điểm với cả bầy.
Đối với con người, chúng ta có nhiều việc tác động hơn khiến khó thực hiện được điều này; đối với máy móc, chúng không được kết nối hiệu quả với nhau khiến sức mạnh bị phân rã.
Unanimous AI phát triển một hệ thống phân tích nhằm theo dõi hành vi của từng cá nhân trong tập thể, rồi từ đó dùng nhiều phương pháp khác nhau để phát huy được khả năng của từng người vào đúng thời điểm thích hợp. Khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty cho biết mức độ hiệu quả tăng đến 36%.
Unanimous AI tạo ra công cụ giúp giảm tỷ lệ sai sót khi chẩn đoán bệnh qua X quang. Ảnh: Getty Images.
Cũng cùng cách làm như vậy, Credit Suisse tạo ra nền tảng AI có thể tập trung tiềm lực vào một khoảng thời gian, kết quả họ đã tung ra sản phẩm giúp Disney dự đoán tỷ lệ thành công của phim sắp ra mắt tại từng thị trường; hoặc công ty cũng hợp tác với Trường Y Stanford giúp tăng khả năng chẩn đoán viêm phổi qua tia X cho bác sĩ.
Xây dựng đội ngũ con người bền chặt
Tập trung tiềm lực để tạo ra một sức mạnh tổng thể và lớn hơn, là một điều dễ dàng rất nhiều nếu so sánh với việc tập trung con người thành một nhóm thống nhất. Chuyên gia Anita Woolley sau thời gian nghiên cứu về hành vi của con người, đã cho chạy thử 3 công cụ AI.
Chuyên gia Anita Woolley đang nỗ lực để đưa AI vào các tập thể cùng xử lý công việc chung.
Cô dùng 3 nền tảng cho 3 tập thể khác nhau: một công cụ đưa ra phản hồi theo thời gian thực về hiệu suất và tiến trình của từng người, một cái phân nhiệm vụ theo đúng năng lực của các thành viên, còn lại là chatbot tự động nói chuyện về kỹ năng và chuyên môn của cá nhân.
Sau thời gian thử nghiệm, hóa ra công cụ đầu tiên hiến khiến mọi thứ đổ vỡ vì tạo ra bệnh thành tích ảo dẫn tới áp lực, cái thứ hai lại tạo ra nhiều nhiệm vụ mới không cần thiết làm tăng sức ép. Chỉ có nền tảng cuối cùng có thể hoạt động hiệu quả, bởi nó có thể trò chuyện với con người và tạo ra giá trị thực.
Một robot đang hành động giống con người nhất có thể sau khi được nạp vào các bài học về xã hội loài người. Ảnh: Getty Images.
Tại sao nghiên cứu lại thất bại? Bởi vì AI làm việc rất nhanh và có thể xử lý hàng tấn dữ liệu trong thời gian rất ngắn, vì thế con người không thể theo kịp nhịp của nó. Các nhà nghiên cứu nhìn nhận, vấn đề này sẽ được khắc phụ khi ta nhân hóa AI, giúp nó hiểu được cách xã hội loài người hoạt động.
Xã hội hóa trí tuệ nhân tạo
Ở thời điểm hiện tại, máy tính vẫn chưa đủ thông minh và tinh tế như con người trong các vấn đề về xã hội. Việc kết hợp mặt tốt của loài người với AI sẽ mang đến một sản phẩm ưu việt, nhưng hiện tại chúng ta chưa thể làm được điều này và nó cũng mang nhiều rủi ro.
Đại diện Factmata đang nói về công cụ kiểm tra thông tin giả bằng AI của mình.
Startup Factmata ở London (Anh) xây dựng AI kiểm duyệt bằng cách dùng trí tuệ của 2.000 chuyên gia từ các nhà nghiên cứu, nhà phân tích đến nhà báo. Hệ thống này sau đó có thể phân tích nhanh chóng hàng ngàn bài báo ngôn ngữ tự nhiên và đưa ra nhận định, chẳng hạn như thông tin sai, kém tin cậy hoặc chứa ngôn từ gây thù ghét.
Rõ ràng từ nghiên cứu này chúng ta thấy được, khi trí tuệ của con người phối hợp với nhau sẽ tạo nên sức mạnh rất lớn và giải quyết nhiều vấn đề chỉ trong thời gian ngắn. Còn nhiều nghiên cứu khác được thực hiện bằng cách dùng AI để gom “não người”, như nhóm khoa học ở Carnegie Mellon tạo công cụ dự đoán Covid-19 từ hiểu biết của bác sĩ và các nhà phân tích.
Văn phòng của tương lai là nơi con người và trí tuệ nhân tạo cùng làm việc để đạt kết quả cao nhất. Ảnh: BI.
Trong tương lai không xa, trí tuệ nhân tạo sẽ được phát triển theo hướng con người hơn, chúng sẽ hiểu được nhiều kiến thức về xã hội thay vì tự nhiên, có thể hành xử giống loài người và từ đó giúp các cá nhân trong một tập thể đạt được mục tiêu nhanh chóng mà không áp lực.
“Thế giới này có rất nhiều người tài giỏi nhưng họ làm nhiều công việc khác nhau, ở nhiều nơi khác nhau. Nếu ta có thể giúp họ cộng tác cùng nhau, ta sẽ giải quyết được rất nhiều khó khăn mang tính toàn cầu, chẳng hạn như biến đổi khí hậu hay đại dịch Covid-19,” Woolley chia sẻ.
Nguồn: [Link nguồn]
Riêng trào lưu #onhavanvui (Ở nhà vẫn vui) đã nhận được tới 4 tỉ lượt xem.