Trẻ em lên mạng xem phim, nghe nhạc nhiều hơn "chát chít" với bạn bè

Có một sự thật chúng ta phải thừa nhận là trẻ em thao tác trên internet giỏi hơn hẳn những người lớn.

Trẻ em ở khu vực Đông Nam Á sử dụng internet ngày càng nhiều để xem video và nghe nhạc cũng như tải phần mềm, và giảm dần việc nhắn tin trên mạng. Nhiều bạn trẻ trong khu vực sử dụng web để xem các bộ phim truyền hình dài tập yêu thích như Game of Thrones và các bộ phim như Avengers, theo báo cáo năm 2019 của Kaspersky Safe Kids.

Dựa vào kết quả báo cáo năm 2018 và 2019, tốc độ tăng trưởng hai con số về số lượng trẻ em sử dụng internet để truy cập các website phần mềm, nghe nhạc, và xem phim đều được ghi nhận tại Indonesia (38,72% tăng lên 60,33%), Philippines (25,41% tăng lên 49,12%), Singapore (25,03% tăng lên 42,32%), Thái Lan (11,28% tăng lên 37,23%), và Việt Nam (27,11% tăng lên 50,14%). Duy chỉ có Malaysia ghi nhận con số giảm nhẹ từ 60,08% xuống còn 51,15%. Tuy nhiên, đây vẫn đang là mối quan tâm hàng đầu trên mạng của trẻ em Malaysia.

Trẻ em tiếp cận với internet ngày càng gia tăng.

Trẻ em tiếp cận với internet ngày càng gia tăng.

“Có một sự thật chúng ta phải thừa nhận là trẻ em thao tác trên internet giỏi hơn hẳn những người lớn chúng ta. Bằng trí tò mò và khả năng nắm bắt nhanh chóng hoặc thậm chí tự mình tạo nên những trào lưu trên mạng, chắc chắn bậc cha mẹ cần biết sở thích và thói quen của con mình.

Báo cáo của chúng tôi cho thấy những video, bài nhạc, và phần mềm ngày càng trở thành hoạt động yêu thích của trẻ em, và chúng ta phải thật sự cẩn trọng với những website có chứa phần mềm độc hại, virus và nội dung nguy hiểm. Chúng tôi mong muốn những nghiên cứu này giúp cho các ông bố bà mẹ hiểu con cái mình hơn và bảo vệ chúng khỏi những mối nguy hiểm đang rình rập trong thế giới kỹ thuật số”, ông Yeo Siang Tiong - Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á chia sẻ.

Mối quan tâm đối với danh mục này ngày càng tăng cũng được Kaspersky theo dõi trên toàn cầu. Con số tổng thể cho thấy các website nghe nhạc, xem video và phần mềm khá phổ biến ở các quốc gia châu Phi, châu Á và Ả Rập. Tuy nhiên, việc giảm sử dụng máy vi tính nhằm mục đích nhắn tin trên mạng cho thấy sự thay đổi trong mối quan tâm của trẻ em khi sử dụng thiết bị di động thay vì máy vi tính đối với các ứng dụng nhắn tin.

Một báo cáo tương tự còn cho thấy, xu hướng người mua sắm trẻ tuổi ở khu vực Đông Nam Á ngày càng tăng khi so sánh qua từng năm, cụ thể từ tháng 1 - 7/2018 và 2019 đã tăng đến con số 13%.

Trẻ em rất cần được bảo vệ khi trực tuyến. (Ảnh minh họa: Internet)

Trẻ em rất cần được bảo vệ khi trực tuyến. (Ảnh minh họa: Internet)

Trẻ em Singapore dẫn đầu trong nhóm với 12,82% so với chỉ 5,58% sử dụng internet cho mục đích thương mại điện tử. Trẻ em Philippines theo sát với 13,21% so với 2,39% vào năm ngoái. Malaysia ghi nhận sự nhảy vọt trên hơn 8% (từ 4,70% lên 13,02%), trong khi Indonesia và Thái Lan tăng tương ứng 4,8% và 1,62%. Duy chỉ có Việt Nam có chút giảm nhẹ từ 1,03% xuống còn 1,02% số lượng người mua sắm trẻ tuổi trên mạng.

Một phát hiện đáng chú ý khác là sự sụt giảm số lượng trẻ em trong khu vực sử dụng internet để truy cập vào nội dung người lớn. Hầu hết các quốc gia trong khu vực thấy rằng mối quan tâm đến nội dung khiêu dâm và nội dung khác liên quan trong năm nay đã giảm dần. Malaysia đã công bố mức tăng hầu như rất ít, chỉ 0,09 đối với hoạt động này.

Nhìn chung, liên quan đến mối quan tâm về nội dung người lớn của trẻ em, châu Á cũng ghi nhận sự suy giảm từ 2,72% xuống còn 2,26%; tuy nhiên, con số này vẫn tương đối cao so với các khu vực khác trên toàn cầu.

Số liệu thống kê theo khu vực từ báo cáo của Kaspersky cho thấy đa số các lần truy cập các website người lớn xuất phát từ những người dùng trẻ tại khu vực châu Mỹ Latin (4,28%), Nam Á (2,74%) và châu Á.

“Việc ngày càng ít trẻ quan tâm đến các nội dung người lớn trên mạng ở khu vực là một điều đáng khích lệ. Chúng tôi ghi nhận những biện pháp được các chính phủ trong khu vực Đông Nam Á thực hiện nhằm ngăn chặn việc dễ dàng truy cập các website này.

Tuy nhiên, việc thay đổi mối quan tâm sang mua sắm trực tuyến cũng cần một sự hướng dẫn chặt chẽ hơn giữa trẻ em và các bậc phụ huynh. Những rủi ro phát sinh trong thương mại điện tử như người bán hàng giả mạo, sản phẩm giả, các website bị nhiễm mã độc, cổng thanh toán bị xâm phạm, và nhiều vấn đề khác nữa, đặt ra một mối nguy hiểm thực sự và tốn kém cho các thông tin tài chính của gia đình. Các bậc phụ huynh, chúng tôi kêu gọi các anh chị chú ý hơn nữa vào vấn đề này”, Tổng Giám đốc Kaspersky khu vực Đông Nam Á chia sẻ.

Kỹ sư an ninh mạng, phân tích dữ liệu lớn có lương ”khủng” cỡ nào

Trung bình một người kiếm được không dưới 100.000 USD/năm, theo khảo sát của Kaspersky.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm ([Tên nguồn])
Internet và những hiểm họa khôn lường Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN