Trái Đất trúng tia vũ trụ “nữ thần” cực mạnh, chưa rõ nguồn gốc

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Các nhà nghiên cứu cho biết đó là tia vũ trụ năng lượng cực cao, mạnh nhất từ khi hạt "Oh My God" được phát hiện vào năm 1991. Nó dường như đến từ "vùng trống rỗng" bí ẩn nhất vũ trụ.

Tia vũ trụ mà nghiên cứu mới đề cập chính là thứ đã bắn vào Trái Đất ngày 21-5-2021, được phát hiện bởi hệ thống Telescope Array, một mạng lưới quan sát thiên văn gồm nhiều trạm trải rộng trên diện tích 700 km2 ở bang Utah - Mỹ.

Hạt đặc biệt tạo nên tia vũ trụ này có năng lượng khổng lồ 244 EeV, khiến nó trở thành tia vũ trụ mạnh nhất từng được phát hiện kể từ tia mang hạt Oh My God (OMG) nổi tiếng năm 1991 (năng lượng 320 EeV).

Ảnh đồ họa mô tả về tia vũ trụ "nữ thần" - Ảnh: OMU

Ảnh đồ họa mô tả về tia vũ trụ "nữ thần" - Ảnh: OMU

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Osaka Metropolitan (OMU - Nhật Bản) đã mô tả tia vũ trụ này trong một bài báo khoa học vừa công bố trên tạp chí Science.

Hạt bí ẩn tạo nên tia vũ trụ năm 2021 được họ đặt tên là "Amaterasu", theo tên vị nữ thần Mặt Trời đã giúp tạo ra Nhật Bản trong truyền thuyết.

"Khi lần đầu tiên phát hiện ra tia vũ trụ năng lượng cực cao (UEH) này, tôi đã nghĩ chắc chắn có sự nhầm lẫn vì nó cho thấy mức năng lượng chưa từng có trong 3 thập kỷ qua" - TS Toshihiro Fujii, tác giả chính, cho biết.

Họ không chắc chắn tia này đến từ đâu, bởi hướng của nó dường như quay về một vùng trống rỗng trong cấu trúc quy mô lớn của vũ trụ, là khu vực không có thiên hà, tinh vân hay cấu trúc vũ trụ khác được biết đến.

Có thể nó đã bị chuyển hướng trên đường đi, khi đi qua một khu vực từ trường mạnh của vật thể nào đó. Tuy nhiên, khả năng đó thấp vì hạt này quá mạnh.

Một số giả thuyết về nguồn gốc của tia được đề cập bao gồm vụ nổ siêu tân tinh, lỗ đen sáp nhập sao xung (một dạng cực mạnh của sao neutron - xác chết của những ngôi sao khổng lồ), tuy nhiên vẫn chưa thể giải thích được toàn bộ sự kiện.

"Hạt này có thể đến từ một hiện tượng thiên văn chưa biết và có nguồn gốc vật lý mới, vượt ra ngoài Mô hình Chuẩn trong vật lý" - TS Fujii nhận xét.

Trái Đất nhận được tín hiệu laser từ nơi cách xa 16 triệu km

Tín hiệu mang tên “Ánh sáng đầu tiên“ chỉ mất 50 giây để đi hết chặng đường gấp 40 lần khoảng cách Trái Đất - Mặt Trăng để đến với Đài thiên văn Palomar ở California...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN