Trái Đất sẽ ra sao khi nhìn từ vũ trụ vào 1.000 năm sau?
NASA cho biết rằng công nghệ có thể khiến Trái Đất trở nên vô hình với radar vũ trụ trong thiên niên kỷ tiếp theo.
Các nhà khoa học của NASA cho rằng sự tiến bộ công nghệ của nhân loại trong thiên niên kỷ tới có thể khiến Trái Đất dễ bị phát hiện hoặc hoàn toàn biến mất khỏi radar của các nền văn minh ngoài hành tinh. Mọi thứ bắt nguồn từ cách loài người đối xử với Trái Đất ra sao.
Tín hiệu Trái Đất liệu có thể vô hình trước radar vũ trụ hay không?
Hiện nay, nền văn minh của chúng ta để lại nhiều dấu vết có thể quan sát được từ không gian. Nhà khoa học nghiên cứu về hành tinh Ravi Kopparapu tại Trung tâm Vũ trụ Goddard của NASA cho biết các chương trình phát thanh của chúng ta sẽ truyền trong không gian, giống như một cuộc trò chuyện ồn ào trong một nhà hàng. Kính thiên văn James Webb có khả năng phát hiện các chất ô nhiễm trên Trái Đất, như khí clo-fluorocacbon (CFC) và nitơ điôxít (NO₂), từ quỹ đạo của nó. Những “ký hiệu công nghệ” này có thể là bằng chứng cho sự tồn tại của loài người đối với những ai quan sát từ vũ trụ.
Thông qua một nghiên cứu gần đây do Kopparapu đồng chỉ đạo cho thấy tương lai của chúng ta có thể không đi theo hướng mà thang đo Kardashev - một phân loại lý thuyết về trình độ công nghệ của nền văn minh - đã dự đoán. Thang đo Kardashev chia các nền văn minh thành 3 loại: Loại I khai thác toàn bộ năng lượng của hành tinh, Loại II khai thác năng lượng của ngôi sao, và Loại III khai thác năng lượng của toàn bộ thiên hà. Kopparapu cho rằng ngay cả khi dân số tăng trưởng mạnh, nhu cầu khai thác năng lượng của nhân loại vẫn còn lâu mới đạt đến mức toàn bộ năng lượng như nền văn minh Loại I. Điều này càng có ý nghĩa hơn nếu trong tương lai, con người dựa vào các công nghệ hiệu quả hơn và lối sống bền vững.
Tất cả sẽ phụ thuộc vào cách con người áp dụng công nghệ bền vững ra sao.
Dẫu vậy, Kopparapu vẫn phác thảo 3 kịch bản có thể xảy ra cho nhân loại trong 1.000 năm tới. Kịch bản đầu tiên là một tương lai lạc quan với các thuộc địa trên Mặt Trăng và Sao Hỏa, nơi bộ phận loài người sẽ chuyển đến đó sinh sống. Kịch bản thứ hai mô tả một Trái Đất dưới sự kiểm soát của chế độ độc tài. Kịch bản thứ ba được mô tả là hấp dẫn nhất: một nền văn minh sống hòa hợp với thiên nhiên, điều này cho phép Trái Đất có thể trở nên gần như vô hình khi nhìn từ không gian.
Để kịch bản thứ ba xảy ra, loài người trên Trái Đất cần hướng tới một nền văn minh bền vững, nơi sự vô hình về công nghệ và sinh thái trở thành ưu tiên hàng đầu. Tất cả cần tập trung vào những công nghệ bền vững, loại bỏ khí thải công nghiệp để không còn có thể được quan sát từ không gian.
Nguồn: [Link nguồn]
Trái Đất đã nhiều lần bị đẩy đến gần Mặt Trời rồi trôi ngược trở lại, song song với sự xuất hiện của các xoáy nước khổng lồ và một "kẻ giấu mặt".