Trái Đất lạc vào vùng mảnh vỡ, bụi ngoài hành tinh trút đầy xuống biển
Iron-60 ngoài hành tinh được tìm thấy khắp nơi dưới đáy đại dương, cho thấy Trái Đất có thể đang lọt thỏm giữa một đám mây đầy các mảnh vỡ, bụi, khí của các "siêu tân tinh" cổ đại.
Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Anton Wallner của Đại học Quốc gia Úc, Trái Đất đã lọt trong vùng mảnh vỡ này suốt 33.000 năm, và vẫn đang tiếp tục di chuyển bên trong nó.
Bằng chứng là đồng vị sắt iron-60, một thứ không có trên Trái Đất nhưng phổ biến trong các vật thể ngoài hành tinh, đang đọng đầy dưới đáy đại dương. Iron-60 có chu kỳ bán rã là 2,6 triệu năm và hoàn toàn mất dấu sau 15 triệu năm, vì vậy nó không thể còn tồn tại trên Trái Đất sau lịch sử 4,6 tỉ năm của hành tinh. Vì vậy, ở đâu có iron-60, ở đó có một "cuộc đột nhập" ngoài hành tinh.
Ảnh minh họa của NASA về một siêu tân tinh
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra trầm tích dưới đáy biển nơi phát hiện iron-60 và xác định cuộc đổ bộ lớn nhất của các vật liệu ngoài hành tinh là khoảng 2,6 đến 6 triệu năm về trước.
Iron-60 còn được tìm thấy trong tuyết ở Nam Cực và đang có xu hướng giảm dần trong vòng 20 năm qua.
Trước đó, dữ liệu từ tàu vũ trụ Advanced Composition Explorer của NASA, thứ được phóng lên nhằm tìm hiểu về thành phần của vùng không gian quanh Trái Đất, cho thấy đồng vị sắt bí ẩn này cũng trôi nổi rất nhiều quanh hành tinh của chúng ta.
Vùng mảnh vỡ mà Trái Đất đi qua gọi là "Đám mây cục bộ giữa các vì sao". Những mảnh vỡ nhỏ, bụi, khí, plasma… trong đám mây được xác định là từ các siêu tân tinh cổ đại, tức các ngôi sao bị bùng nổ trong khoảnh khắc cuối đời, bắn ra năng lượng khổng lồ cũng các mảnh vỡ li ti còn sót lại.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Proceedings of the National Academy of Sciences.
Hệ Mặt Trời còn 2 hành tinh khác ngoài Trái Đất nằm trong "vùng sự sống". Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra nơi có...
Nguồn: [Link nguồn]