"Trại cai nghiện" Flappy Bird đầu tiên trên thế giới

Sự kiện: Flappy Bird

Cũng như rượu bia hay ma túy, Flappy Bird đã trở thành một thứ gây nghiện và người ta phải mở một "trại cai nghiện" dành riêng cho những ai suốt ngày đắm chìm vào trò chơi này.

"Trại cai nghiện" được đặt tại khu phố Osaka yên bình của đất nước Nhật Bản, được trang bị đầy đủ công nghệ mới nhất, phòng bệnh tối tân và các cơ sở có thiết kế đặc biệt cho người nghiện Flappy Bird.

Ngoài chuyên gia y tế, trung tâm còn có nhiều nhân viên trước đây từng là "con nghiện" Flappy Bird, song đã thoát khỏi nó và trở về đời sống thực tại.

Trước đó, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khoảng 10% dân số thế giới đang bị Flappy Bird làm ảnh hưởng, từ những người chỉ cài đặt và giận dữ xóa game ngay sau 5 phút thi đấu đến những người ngày đêm đắm chìm vào trò chơi này.

"Tôi đã chơi trò ngu ngốc này trong nhiều tuần và không ngủ. Tôi bị suy dinh dưỡng, bị bạn gái bỏ rơi và tôi dám chắc mình đã mất việc", một bệnh nhân thừa nhận trong trại cai nghiện. "Tôi chỉ muốn xem làm thế nào để nó kết thúc. Nó sẽ kết thúc bằng một cách nào đó, phải không?".

"Trại cai nghiện" Flappy Bird đầu tiên trên thế giới - 1

Đã có những người bỏ ăn, bỏ ngủ vì... Flappy Bird.

Một số báo cáo thậm chí còn cho thấy vài người đang bị hoang tưởng rằng họ đang ở trong sân vận động, nơi bản thân họ đóng vai con chim và di chuyển qua các chướng ngại vật.

"Con trai của tôi chơi nó nhiều đến mức nó còn tưởng mình là Flappy Bird, di chuyển không ngừng, không nói chuyện và la hét mỗi khi có ai đó chạm vào”, mẹ của bệnh nhân đã 40 tuổi chia sẻ khi đưa con đến trung tâm.

"Trại cai nghiện" Flappy Bird đầu tiên trên thế giới - 2

Thậm chí có người còn hoang tưởng mình là chú chim non trong trò Flappy Bird.

"Điều quan trọng cần nhận ra là Flappy Bird là một căn bệnh giống như nghiện rượu hay ma túy, và nó có thể xảy ra với bất kỳ ai. Tôi từng chứng kiến cả 3 thế hệ trong gia đình cùng chơi nó", Aiko Ishikawa, một người đã vượt qua cơn nghiện game nói.

"Ban đầu bạn rất ngây thơ, nghĩ mình sẽ bỏ cuộc sau 10 ống nước. Sau đó, bạn thấy mình ở vào tình huống mà con chim là người bạn duy nhất cũng như kẻ tồi tệ nhất, vừa là sự cứu rỗi vừa là sự diệt vong, vừa là thiên thần song cũng là ác quỷ. Nó là một vòng luẩn quẩn”, Ishikawa kết luận.

"Môi trường xung quanh rất quan trọng, nó không được kích động cảm xúc của bệnh nhân và nhắc nhở họ về Flappy Bird. Chúng tôi đã rất cẩn thận để ẩn tất cả mọi thứ mà có khả năng sẽ nhắc nhở người dùng về các đường ống và các loài chim", Hajime Nakajima, người quản lý phòng khám nói.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Phạm (Theo The Global Edition) ([Tên nguồn])
Flappy Bird Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN