TP.HCM: Học sinh sáng tạo ngoài tưởng tượng với công nghệ cảm biến MESH
Bằng các thiết bị công nghệ cảm biến MESH mới lạ, nhiều học sinh tại TP.HCM đã sáng tạo nên những mô hình cực sinh động.
Lần đầu tiên Sony đã đưa MESH - bộ thiết bị công nghệ cảm biến sáng tạo hoàn toàn mới vào chương trình “Tìm hiểu Khoa học cùng Sony” dành riêng cho học sinh cấp 2 tại Việt Nam. Năm nay, chủ đề công nghệ cảm biến MESH đã mang đến những trải nghiệm mới cho các “nhà khoa học nhí” lớp 8 đến từ Trường THCS Trần Văn Ơn (Q.1, TP.HCM).
Chẳng hạn, với bộ MESH được cung cấp, nhóm của học sinh Dương Định Quang (Lớp 8A6) đã dùng tag cảm ứng ánh sáng để kích hoạt, phát ra tiếng chuông thông báo hết giờ cho thầy cô. Khi thầy cô đi ra khỏi lớp thì thiết bị sẽ phát nhạc cho học sinh bên trong. Khi thầy cô đi vào bấm vào nút thì dừng nhạc và học sinh đứng lên chào thầy cô và bật đèn lên. Rất sáng tạo!
Một cô giáo là nhân viên Sony Việt Nam đang hướng dẫn học sinh làm quen các thiết bị cảm biến MESH.
Theo ban tổ chức, chương trình được tạo ra để giúp các em có khái niệm ban đầu về cảm biến, tự động hóa, những công nghệ thông minh hiện nay và cách ứng dụng các công nghệ này vào cuộc sống. Bên cạnh đó, chương trình giúp khơi gợi sự tìm tòi và khám phá ở các em, giúp các em biến trí tưởng tượng thành thực tiễn, đồng thời phát triển nhiều kỹ năng bổ ích.
Đầu tiên là học sinh phải hiểu ý nghĩa của từng thiết bị trong bộ cảm biến MESH.
Sử dụng phần mềm trên iPad để thiết lập hệ thống cảm biến.
Tùy sự sáng tạo của mỗi nhóm mà cách sử dụng các cảm biến MESH rất khác nhau.
MESH được Sony giới thiệu trong chương trình này gồm 5 khối cảm biến (tag): Tag di chuyển (màu xanh da trời) có thể cảm nhận được các chuyển động như lắc, lật, chạm nhẹ hay chuyển hướng; tag nút bấm (màu xanh lá) hoạt động như công tắc khi được bấm một lần, hai lần hay bấm giữ; tag đèn LED (màu cam) có thể phát ra ánh sáng nhiều màu khác nhau hoặc ánh đèn chớp; tag cảm ứng ánh sáng (màu xanh đậm) hoạt động như một công tắc khi có sự thay đổi về ánh sáng; và tag GPIO (màu xám) hoạt động như một thiết bị cảm biến trung gian kết nối các cảm biến bấm, chuyển động, ánh sáng với các thiết bị ngoại vi khác.
Với khối cảm biến MESH, các em có thể tự mình thiết lập các chuỗi tự động hóa thông qua kết nối bluetooth với điện thoại hoặc máy tính bảng. Có em tạo ra một chiếc đũa thần phát ánh sáng sặc sỡ và có âm thanh vui nhộn nhờ cài lệnh kích hoạt tag đèn LED cho tag di chuyển mỗi khi lắc, lật tay, hay chuyển hướng. Hay cài lệnh phát âm thanh là những lời động viên, khen ngợi cho tag di chuyển được gắn trên bàn chải, khối tạ, thùng rác,... Thậm chí, các bạn nhỏ có thể tạo một hệ thống thiết bị thông minh ngay tại bàn học như hộc bàn phát sáng khi kéo mở với tag cảm biến ánh sáng, âm nhạc phát ra khi kéo ghế bắt đầu học tập và làm việc với tag di chuyển,... cũng như tắt - mở cả hệ thống này chỉ với một tag nút bấm.
Ví dụ nhóm học sinh trong ảnh đã sử dụng cảm biến chuyển động gắn trên cần câu, con hổ,... để tạo ra hệ thống tự động phát âm thanh "Sợ quá! Sợ quá!" hay "Xin tha cho tôi!" khi cần câu di chuyển hay khi một con hổ xuất hiện rồi vồ tới.
Về MESH, đây là từ viết tắt của Make - Experience - Share với ý nghĩa khuyến khích các em làm được một ứng dụng cụ thể từ các khối cảm biến, trải nghiệm ứng dụng mình tạo ra và chia sẻ với các bạn.
Đây là bộ công cụ dễ sử dụng và mang lại sự thú vị khi được kết hợp với những vật dụng trong đời sống, biến trí tưởng tượng thành thực tiễn.
Qua 7 năm tổ chức, chương trình “Tìm hiểu Khoa học cùng Sony” đã thu hút gần 2.000 em học sinh các trường tiểu học, THCS tại TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng tham gia với các chủ đề lắp ráp kính 3D, tai nghe, máy ghi âm, bộ phát và lưu trữ điện. Việc đa dạng hóa các chủ đề giúp chương trình “Tìm hiểu Khoa học cùng Sony” trở nên hấp dẫn trong mắt các em học sinh, nhà trường cũng như các bậc phụ huynh.
Năm nay, công nghệ cảm biến MESH lần đầu tiên được Sony giới thiệu đến các học sinh Việt Nam. Đây là một chủ đề hoàn toàn mới, thú vị, thời thượng và mang tính giáo dục cao. Chính vì vậy, các em học sinh trường THCS Trần Văn Ơn đã trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc từ lạ lẫm, ngạc nhiên đến hào hứng, thích thú đến vỡ òa trong niềm vui sướng, tự hào khi tự tay tạo nên những món đồ thông minh nhờ ứng dụng MESH cùng các khối cảm biến. Quan trọng hơn, thông qua chương trình, khoảng cách giữa đời sống và khoa học công nghệ dường như được rút ngắn hơn đối với các em.
Bên cạnh đó, MESH còn giúp các em phát triển nhiều kỹ năng như: Khả năng giải quyết vấn đề, suy nghĩ logic, kiến thức công nghệ thông tin, khả năng giao tiếp, khả năng hợp tác, sự khéo léo. So với các chủ đề đã được tổ chức trước đây, MESH có độ phức tạp cao hơn. Do đó, đối tượng tham gia chương trình cũng được “nâng cấp” theo, là dành cho học sinh THCS mà không phải là bậc tiểu học như hầu hết những năm trước.
Tai nghe được làm từ vỏ chai nhựa, bìa carton, nam châm, dây đồng, băng keo,… Sau khi hoàn thành có thể sử dụng được ngay.