Tín hiệu ngoài Trái Đất "dội bom" đài thiên văn Trung Quốc: Nguồn gốc đáng sợ

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Một trong 2 loại "quái vật" khủng khiếp nhất vũ trụ có thể là thủ phạm phát đi tín hiệu vô tuyến dị thường nhất từng được biết mà Kính viễn vọng FAST của Trung Quốc đã thu được kể từ năm 2022.

Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Tây Sydney (Úc), Đại học Tây Virginia (Mỹ) và Đài quan sát thiên văn Quốc gia thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc đã tìm cách giải mã FRB 20190520B, một nguồn phát chớp sóng vô tuyến (FRB) dị thường, liên tục lặp đi lặp lại.

Kính viễn vọng vô tuyến hình cầu khẩu độ 500 m (FAST) ở Trung Quốc đã phát hiện nguồn tín hiệu ngoài Trái Đất bí ẩn này vào năm 2022.

Kính viễn vọng khổng lồ FAST của Trung Quốc - Ảnh: AP

Kính viễn vọng khổng lồ FAST của Trung Quốc - Ảnh: AP

Các chớp sóng vô tuyến lặp đi lặp lại vốn đã hiếm, FRB 20190520B càng dị thường vì từ khi biết được đến nay, FAST và các đài thiên văn khác vẫn liên tục nhận được tín hiệu mới từ nguồn này, vài lần một giờ, không bao giờ ngừng nghỉ, đôi khi ở nhiều tần số vô tuyến khác nhau.

Theo bài viết của nhóm nghiên cứu quốc tế trên The Conversation, họ đã phải huy động thêm nhiều kính viễn vọng vô tuyến mạnh mẽ khác như Parkers của CSIRO (cơ quan nghiên cứu khoa học lớn nhất của chính phủ Úc) đặt tại New South Wales và Kính thiên văn Green Bank của Mỹ, đặt tại đài thiên văn cùng tên ở Tây Virginia.

Họ thấy đó là một tín hiệu phân cực, thay đổi ở các tần số khác nhau, cho thấy nó lọt thỏm trong một môi trường tư hóa cao.

Cường độ của tín hiệu cũng thay đổi trong vòng 16 tháng được quan sát, thậm chí đảo hướng hoàn toàn 2 lần, điều chưa từng được thấy trước đây ở các chớp sóng vô tuyến lặp đi lặp lại.

Các phân tích chỉ ra nó phát đi từ một thiên hà lùn dày đặc, cách chúng ta tận 3,9 tỉ năm ánh sáng.

Có hai vật thể khả dĩ nhất chịu trách nhiệm cho tín hiệu: Một lỗ đen khổng lồ hoặc một sao neutron trong vũ điệu tử thần với một sao đồng hành khác. Sao neutron vốn là dạng sao "thây ma" mạnh khủng khiếp, tàn tích của những ngôi sao khổng lồ đã chết.

Tất cả các phát hiện này vẫn là khởi đầu bởi "quái vật" FRB 20190520B vẫn tiếp tục phát tín hiệu mạnh mẽ, liên tục đến các đài thiên văn Trái Đất. Tính chất độc nhất vô nhị và sự lặp lại liên tục của nó thôi thúc các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu để đi đến câu trả lời cụ thể hơn.

Cái gì tạo nên chớp sóng vô tuyến, đó là một câu hỏi lớn từ gần 2 thập kỷ nay, khi chớp sóng vô tuyến đầu tiên được biết đến. Sao lùn trắng sáp nhập, sao neutron, lỗ đen, hay một nền văn minh ngoài hành tinh có công nghệ vượt trội... là những giả thuyết hàng đầu và chưa cái nào được chứng minh với bằng chứng xác thực hoàn toàn.

Cầu lửa sáng gấp 2 triệu lần Mặt Trời bùng trên bầu trời Trái Đất

Một số đài thiên văn Trái Đất đã bắt được tín hiệu từ một quả cầu lửa dữ dội chưa từng thấy, tuy cách xa tới 8 tỉ năm ánh sáng nhưng sáng như một siêu tân tinh hay...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN